Lạng Sơn: Đảm bảo môi trường đầu tư và môi trường xã hội tốt để phát triển du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Lạng Sơn hướng mục tiêu lượng khách du lịch đến năm 2025 đạt 4.400.000 lượt người; doanh thu du lịch đạt 5.200 tỷ đồng.

Thác Đăng Mò - Điếm nhấn trong tiềm năng phát triển du lịch tại Bình Gia, Lạng Sơn

Thác Đăng Mò - Điếm nhấn trong tiềm năng phát triển du lịch tại Bình Gia, Lạng Sơn

Dư địa phát triển lớn

Nằm ở phía Đông Bắc, tỉnh Lạng Sơn là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống cùng nhiều di tích, tín ngưỡng, tâm linh, danh lam thắng cảnh hữu tình. Đây cũng là mảnh đất hội tụ nhiều đồng bào các dân tộc như: Nùng, Tày, Dao, Mông… với nhiều nét văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc tạo nên sức hấp dẫn du khách đến và khám phá du lịch Xứ Lạng.

Bên cạnh đó, tỉnh có lợi thế thuận lợi về vị trí địa lý biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Ga Đường sắt Quốc tế Đồng Đăng; 2 cửa khẩu quốc gia Tân Thanh và Chi Ma cùng 10 lối mở biên giới với Trung Quốc. Do đó, tỉnh Lạng Sơn xác định du lịch biên giới là một trong những loại hình du lịch tiềm năng của tỉnh để thúc đẩy tăng trưởng ngành du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch được thực hiện hiệu quả. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch từng bước được nâng cao. Du lịch Lạng Sơn đã có bước phát triển cả về lượng khách, doanh thu và phát triển các sản phẩm du lịch.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, để phát huy những tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, tỉnh đã tập trung nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, đặc biệt mời gọi doanh nghiệp lớn vào đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng kết nối giao thông tại các địa bàn trọng điểm và các tuyến đường đến các khu du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng và nâng cấp; các di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu, tôn tạo kịp thời. Một số sản phẩm du lịch của tỉnh đang khẳng định thương hiệu.

Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch trọng điểm du lịch của tỉnh đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 557/QĐ-TTg ngày 15/5/2019 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2040. Hiện, tỉnh đang triển khai lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn theo nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh đã và sẽ tiếp tục đầu tư Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Bắc Sơn và các khu, điểm di tích lịch sử - văn hoá tại thành phố Lạng Sơn, huyện Chi Lăng, huyện Bắc Sơn gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng;…

Riêng về du lịch biên giới, Lạng Sơn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch tại các khu vực cửa khẩu ngày một hiện đại và đồng bộ hơn. Trong đó, chú trọng xây dựng và công nhận điểm du lịch tại khu vực biên giới trở thành các điểm du lịch của tỉnh; xây dựng các tour du lịch gắn với vùng biên giới được nhiều du khách lựa chọn như: Tour Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - đền Mẫu Đồng Đăng - chợ cửa khẩu Tân Thanh - thành phố Lạng Sơn;…

Theo ông Cao Đức Hiệp, Giám đốc điều hành Công ty TNHH dịch vụ Lữ hành Rồng Việt (Vĩnh Phúc), Lạng Sơn rất giàu tiềm năng phát triển du lịch, công ty Lữ hành Rồng Việt đã phối hợp với các doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn để đưa khách du lịch đến để tham quan. Từ năm 2019 đến nay, công ty đã xây dựng 4 tour du lịch và đưa hớn 500 lượt khách đến với Xứ Lạng. Tới đây, công ty sẽ nghiên cứu xây dựng thêm những tour du lịch hấp dẫn nơi đây.

Đến nay, dư địa để đầu tư phát triển du lịch Xứ Lạng hiện còn rất lớn. Để tăng cường, giới thiệu và thu hút đầu tư phát triển du lịch Lạng Sơn, tỉnh đang có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; ngành du lịch cũng đã và đang tích cực tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp du lịch, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp du lịch ở các tỉnh quan tâm về các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch tại tỉnh; tăng cường hợp tác, trao đổi với các tỉnh trong cả nước, thông qua việc tham gia các sự kiện, hội nghị xúc tiến đầu tư, hội chợ…

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030

Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất một số chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, mục tiêu phát triển du lịch Lạng Sơn tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2025 và là ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030; Lượng khách du lịch đến năm 2025 đạt 4.400.000 lượt người; doanh thu du lịch đạt 5.200 tỷ đồng.

Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành UBND tỉnh sớm ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.

Theo ông Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn, phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc truyền thống văn hóa tốt đẹp của Xứ Lạng, phát huy thế mạnh về di tích, danh thắng, cảnh quan môi trường. Các cấp, ngành chuyên môn cần tiếp thu các ý kiến và đánh giá, phân tích tiềm năng, lợi thế để hoàn thiện Đề án phát triển du lịch tỉnh với những giải pháp mang tính khả thi.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ rà soát các nguồn lực đầu tư, đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch; quan tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển du lịch. Trong đó, phải đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh, an ninh trật tự và môi trường xã hội tốt để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách và các nhà đầu tư khi đến với Xứ Lạng.

Năm 2019, tổng lượng khách đạt 2.952.000 lượt người (tăng 9,5% so với năm 2018), doanh thu đạt 1.226 tỷ đồng (tăng 7,9% so với năm 2018; tăng 391 tỷ đồng so với năm 2015).

Hiện, toàn tỉnh có 44 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, từ năm 2018-2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã rà soát và công nhận mới thêm 5 điểm du lịch, gồm: Vườn sinh thái suối Mỏ Mắm (Bắc Sơn); điểm du lịch thác Đăng Mò (Bình Gia); vườn quýt hang Hú (Bắc Sơn); Ga quốc tế Đồng Đăng (Cao Lộc); Chùa Tiên, Giếng Tiên (TP. Lạng Sơn).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Đảm bảo môi trường đầu tư và môi trường xã hội tốt để phát triển du lịch tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711621973 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711621973 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10