Giải bài toán “thiếu trước, hụt sau” trong đầu tư công

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế 03/08/2021 04:30

Đầu tư công là một trong những vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ mong muốn đẩy mạnh để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Mặc dù đã có Luật Đầu tư và Luật đầu tư công, nhưng đầu tư công vẫn còn nhược điểm. Thứ nhất, đầu tư dàn trải ở nhiều địa phương, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ ở việc hàng năm có hàng chục nghìn dự án đầu tư ở tất cả các địa bàn trên cả nước.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế.

Nhưng mỗi năm số lượng dự án hay công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng lại quá nhỏ so với số lượng vốn đầu tư đã bỏ ra. Từ đây dẫn đến thất thoát, lãng phí rất lớn.

Việc này đã được minh chứng từ các cuộc kiểm toán của các cơ quan kiểm toán nhà nước đưa ra về những số liệu vốn đầu tư đi vào dự án thấp. Tất cả các cuộc kiểm toán đều chỉ ra sự thất thoát của các dự án đầu tư, nguồn vốn thực tế đi vào được dự án chỉ khoảng 50-60%.

Xảy ra tình trạng này là do cơ chế quản lý đang có vấn đề. Điều này xuất phát từ việc phân bổ dòng vốn đầu tư, cấp vốn đầu tư cho các dự án, kiểm tra giám sát dự án sau quá trình đầu tư đều có kẽ hở để tạo ra những thất thoát, tham ô, lãng phí trong đầu tư công. Từ đây đã khiến cho hiệu quả đầu tư công ngày càng thấp đi.

Thực tế, hoạt động đầu tư công có nhiều vấn đề chưa hợp lý và thiếu cẩn trọng, địa phương, ban ngành lập dự án và xây dựng các chương trình để thực hiện đầu tư trong từng giai đoạn, từng thời kỳ đã lập theo cảm tính, thiếu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.

Việc lập dự án cũng không xem xét và nhìn nhận thấu đáo về khả năng có thể đáp ứng đủ nguồn vốn của từng địa phương, bộ ngành cũng như của cả nước. Do thiếu căn cứ khoa học đã dẫn đến việc lập dự án sơ sài, theo ý muốn chủ quan của các địa phương, bộ, ngành.

Thứ hai, các cơ quan tập hợp nhu cầu đầu tư chỉ làm công việc tập hợp các nhu cầu của địa phương, không phải người tính toán, kiểm tra dự án, cũng như đánh giá sự cần thiết và nguồn lực có thể thực hiện được dự án đó.

Thứ ba, cơ quan nắm giữ nguồn vốn cấp phát để thực hiện các kế hoạch đó là Bộ Tài chính thì lại biết đến sau cùng. Vì chỉ sau khi biết được các kế hoạch dự án thì mới xem xét cân đối nguồn vốn đầu tư. Chính bất cập này đã dẫn đến khả năng đáp ứng nguồn vốn cho các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Trong một khoảng thời gian dài, khả năng đáp ứng nguồn vốn từ ngân sách cho thực hiện dự án đầu tư công thường bị “thiếu trước hụt sau”.

Mặc dù đã có Luật Đầu tư và Luật đầu tư công, nhưng đầu tư công vẫn còn nhược điểm.

Mặc dù đã có Luật Đầu tư và Luật đầu tư công, nhưng đầu tư công vẫn còn nhược điểm.

Thứ tư, cơ chế cấp vốn cũng có vấn đề từ việc thông báo vốn đầu tư hàng năm đến thực hiện cấp vốn. Do đó, vừa qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cũng đã có cải tiến về thông báo vốn cho các địa phương, bộ, ban, ngành. Đây là cơ sở để giảm thiểu thời gian trong việc đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng.

Thứ năm, cần khống chế số lượng dự án đầu tư, khi đưa ra dự án nào thì dự án đó phải thực sự cần thiết và có tác động lâu dài, rót vốn đến đâu thì hoàn thành dứt điểm dự án đến đó.

Để giải quyết được những bất cập này, chúng ta phải thắt chặt kỷ luật xây dựng dự án đầu tư, phải thuyết minh và lập được dự án sơ bộ. Trong dự án sơ bộ phải được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt.

Các cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra giám sát và cân đối nguồn lực của nền kinh tế với nhu cầu và khả năng của hoạt động đầu tư một cách tốt nhất.

Trách nhiệm và vai trò người đứng đầu của các cơ quan ban, ngành phải được đề cao. Bởi từ khâu lập kế hoạch đến kiểm tra giám sát thẩm định... suốt thời gian dài bị buông lỏng.

Với quy trình cấp vốn, chúng ta đang trong cuộc cách mạng 4.0 nên cần nhanh chóng rút gọn tối đa các thủ tục không cần thiết.

Nâng cao vai trò các cơ quan quản lý trong hoạt động đấu thầu. Đấu thầu là nhiệm vụ bắt buộc tại tất cả các dự án, nhưng đấu thầu không thực chất thì lại trở thành vấn đề nguy hiểm khi các bên lập ra “quân xanh, quân đỏ” để cùng “bắt tay nhau” trúng thầu.

Việc “bắt tay nhau” sẽ dẫn đến lập dự toán khống cao hơn mức quy định của nhà nước, hay đưa các khối lượng công việc không phù hợp vào trong dự án một cách dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng tốc đầu tư công: Nỗi lo đầu tư dàn trải

    Tăng tốc đầu tư công: Nỗi lo đầu tư dàn trải

    10:59, 26/07/2021

  • Giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông: Thách thức không nhỏ

    Giải ngân vốn đầu tư công ngành giao thông: Thách thức không nhỏ

    04:00, 26/07/2021

  • Tăng tốc đầu tư công:

    Tăng tốc đầu tư công: "Rót" vào các dự án trọng điểm

    17:00, 25/07/2021

  • Không tạo áp lực trả nợ từ đầu tư công

    Không tạo áp lực trả nợ từ đầu tư công

    14:40, 24/07/2021

  • Đẩy mạnh giải ngân vốn “mồi” đầu tư công

    Đẩy mạnh giải ngân vốn “mồi” đầu tư công

    10:36, 22/07/2021

  • Quảng Ninh: Điều chuyển hàng loạt vốn dự án đầu tư công

    Quảng Ninh: Điều chuyển hàng loạt vốn dự án đầu tư công

    04:20, 21/07/2021

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế