Theo PGS.TS Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế quốc dân) những năm sắp tới chúng ta vẫn phải dựa nhiều vào đầu tư công để tăng trưởng.
LTS: Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và những giải pháp đối phó với đại dịch trong báo cáo của Chính phủ. Đặc biệt, Quốc hội sẽ bàn thảo những giải pháp thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Bởi đầu tư tư nhân đang chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh, đầu tư FDI khó tăng trưởng mạnh được. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư công hữu hạn nên cần tung ra có trọng điểm, được đưa vào các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa, tránh đầu tư dàn trải.
Ông Thành cũng cho rằng, nếu phân bổ vốn cho nhiều dự án quy mô nhỏ, manh mún sẽ gặp nhiều rào cản hành chính hơn, làm giảm hiệu quả. Đặc biệt, có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh quá trình giải ngân. Cần tránh tình trạng bỏ vốn ra mà không giải ngân được, gây lãng phí rất lớn.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, năm 2021 một trong những lý do khiến dự án đầu tư công chậm do giá thép và giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng khác tăng cao. Nếu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương không có chính sách và giải pháp kịp thời, phù hợp thì khó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đặt ra.
Bên cạnh yếu tố khách quan nhiều nguyên vật liệu tăng giá, ông Long cho rằng, cũng cần nhìn nhận rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, cần quy trách nhiệm cụ thể cho các bên. Đầu tiên là chính bộ, ngành khi lập dự án, dự toán để xin tiền. Tiếp đến là bên thẩm định dự án và bên phê duyệt dự án. Rõ ràng khi một dự án được chấp thuận rót vốn, thì nó đã được các bên tính toán hết các phương án thực hiện, tính khả thi.
“Vốn đầu tư công không phải cứ thích xin thì xin rồi “ngâm”. Lãng phí nguồn vốn này không những gây ảnh hưởng đến tiến độ của đầu tư công mà còn trực tiếp gây thiệt hại ngân sách và xã hội. Ngoài ra, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công phản ánh năng lực yếu kém của bộ, ngành cho đến khâu thẩm định phê duyệt. Chúng ta cần có cơ chế xử lý nghiêm, truy trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng chậm giải ngân vốn, gây lãng phí”, ông Long kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Không tạo áp lực trả nợ từ đầu tư công
14:40, 24/07/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 23/07: Tăng tốc đầu tư công
05:16, 23/07/2021
Đẩy mạnh giải ngân vốn “mồi” đầu tư công
10:36, 22/07/2021
Quảng Ninh: Điều chuyển hàng loạt vốn dự án đầu tư công
04:20, 21/07/2021
Tăng tốc cho đầu tư công
04:00, 18/07/2021
KINH TẾ CUỐI TUẦN: Đầu tư công - nền tảng tăng trưởng kinh tế cuối năm
02:00, 10/07/2021