Pin năng lượng mặt trời: (Kỳ 2) Bao giờ Việt Nam tự chủ sản xuất?
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 60 công ty tái chế các tấm quang điện sau khi hết hạn sử dụng, vì tấm quang điện là các thành phần vật liệu đắt tiền, sẽ được tái chế và sử dụng triệt để.
Theo bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), ngành điện của Việt Nam đã được phát triển gần 80 năm nhưng các thiết bị chính lắp đặt trong nhà máy điện như tuốc bin, máy phát điện, lò hơi đều phải nhập từ nước ngoài. Trong lĩnh vực truyền tải và phân phối thì Việt Nam cũng chưa sản xuất được các thiết bị phức tạp. Do đó vấn đề tự chủ dây chuyền sản xuất tấm quang điện, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.
Song song với mục tiêu khuyến khích dùng năng lượng sạch, Nhà nước cần xây dựng chiến lược về vấn đề phụ tải. Cụ thể, các Bộ ngành cần có chính sách bắt buộc sử dụng một tỷ lệ nhất định năng lượng tái tạo trong hoạt động sản xuất, áp dụng chính sách thuế các bon để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng điện sạch. Quy định này không chỉ thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà sản xuất tự đầu tư điện mái nhà xưởng để tiêu thụ điện sạch, mà còn giúp giảm áp lực lên hệ thống điện và Nhà nước giảm công đoạn, kinh phí xây dựng đường truyền tải, phân bổ nguồn điện tới các địa phương.
Việt Nam cần những điều kiện gì để có thể tự chủ được công nghệ sản xuất tấm pin? Theo bà Nguyễn Thuỳ Ngân – Giám đốc Thương hiệu SolarBK, Việt Nam hiện đang hội đủ các điều kiện khách quan để hướng đến tự chủ công nghệ sản xuất tấm quang điện (như nằm trong khu vực có giờ nắng tốt, khí hậu ôn hoà, có thời gian quan sát & ứng dụng công nghệ đã phát triển ở các nước).
Tuy nhiên, vẫn phải cần thêm các yếu tố cụ thể hơn về chính sách như: Quy hoạch năng lượng tổng thể, năng lượng mặt trời; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước, không chỉ là doanh nghiệp sản xuất tấm quang điện mà còn các doanh nghiệp khác nằm trong hệ sinh thái ngành. Chính sách thu mua carbon hoặc ứng dụng các chương trình khuyến khích chuyển đổi carbon trong nhóm các doanh nghiệp phát thải khí carbon cao. Chính sách đầu tư và phát triển nhân lực nghiên cứu công nghệ cao; Khuyến khích phát triển theo cơ chế thị trường, trao đổi năng lượng và Các tiêu chuẩn kỹ thuật…
Đưa ra quan điểm về trách nhiệm xử lý tấm quang điện khi hết hạn sử dụng, ông Đào Du Dương- Trưởng Đại diện VP Hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đề xuất cần có đánh giá khách quan và dữ liệu cơ sở khoa học chính xác, từ đó có các biện pháp chế tài hữu hiệu việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất các tấm quang điện ngay từ các nhà máy sản xuất nguyên liệu đầu vào.
Đồng thời cần có biện pháp chế tài mạnh đối với các công ty sản xuất tấm quang điện, thu phí bảo vệ môi trường và ràng buộc trách nhiệm xử lý tái chế sau khi hết vòng đời sản phẩm khi họ bán sản phẩm ra thị trường.
"Quy định này sẽ đem lại giải pháp cho Nhà nước và doanh nghiệp yên tâm đầu tư khi lắp đặt hệ thống điện điện mặt trời" - ông Dương nói.
Có thể bạn quan tâm
Đấu thầu chọn nhà đầu tư – Ngăn chặn tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời
04:00, 08/07/2021
Điện mặt trời mái nhà "ngóng" hướng dẫn mới
04:00, 29/06/2021
Cơ chế mới cho điện mặt trời: Góc nhìn từ doanh nghiệp
05:00, 17/06/2021
Khó chủ động sản xuất pin mặt trời
02:00, 08/06/2021
Pin mặt trời Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá
10:56, 20/05/2021
Thận trọng tấm pin mặt trời kém chất lượng
04:00, 28/08/2020
Pin năng lượng mặt trời: (Kỳ 1) Hệ lụy từ Trung Quốc
15:00, 10/08/2021
Nhập khẩu pin năng lượng mặt trời tăng vọt
11:00, 31/03/2021