Tăng cường vai trò khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 3) Năng lượng - lĩnh vực sẽ tạo ra khác biệt

LINH NGA 30/09/2021 11:00

Chính phủ đã thực hiện một số bước để cho phép đầu tư tư nhân vào lı̃nh vực năng lượng tái tạo, vı́ dụ như cho phép sở hữu nước ngoài 100% tại các công ty ở Việt Nam trong lı̃nh vực này.

gf

Đầu tư nước ngoài và trong nước đang gia tăng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

LTS: Các cơ hội và thách thức của nền kinh tế nói chung cũng như một số ngành cụ thể nói riêng trong tăng cường phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tạo thuận lợi cho đầu tư vào Việt Nam.

Nhu cầu điện đã tăng 13% mỗi năm kể từ năm 2000 và dự kiến sẽ tăng 8% mỗi năm đến năm 2030, được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa, tầng lớp trung lưu đang phát triển, và tiến trình đô thị hóa. Tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi công suất phát điện tăng từ 55 gigawatt (GW) năm 2019 lên 60 GW năm 2020 và lên đến 100 GW năm 2030.

Khu vực nhà nước sẽ không thể cung cấp toàn bộ nguồn lực đầu tư này, đặc biệt khi các nguồn vốn ưu đãi giảm và mức trần nợ công 65% GDP hạn chế các khoản nợ và bảo lãnh của chính phủ. Sự tham gia của khu vực tư nhân trong sản suất điện là đáng kể và đang tăng trưởng nhanh chóng. Khu vực tư nhân đóng góp 42,0% công suất phát điện trong năm 2019 (20,4 GW), tăng khoảng 54,8% so với năm 2018 (13,0 GW). Hầu hết công suất bổ sung này là này năng lượng tái tạo được thực hiện theo mô hình xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) và dự án phát điện độc lập (IPP).

Chính phủ gần đây đã nhấn mạnh việc sử dụng LNG làm nguồn phát điện và sẽ tìm cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển các dự án như vậy. Cam kết này đang tới sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào các dự án LNG và đã có mộ t danh mục dự án điện khí khá mạnh mẽ. Hiện tại các dự án điện khí tương đương 26GW đang trong giai đoạn trước khi có Quyết định đầu tư cuối cùng tại Việt Nam, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2022 đến 2029.

Để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo đặt ra trong Quy hoạch điện 7 sửa đổi, Việt Nam sẽ cần tổng vốn đầu tư 23,7 tỉ USD vào năm 2030. Chính phủ đã thực hiện một số bước để cho phép đầu tư tư nhân vào lı̃nh vực năng lượng tái tạo, vı́ dụ như cho phép sở hữu nước ngoài 100% tại các công ty ở Việt Nam trong lı̃nh vực này. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn trong số các loại hı̀nh công ty đầu tư được cho phép, chẳng hạn công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, PPP, hoặc dự án BOT.

gf

Xây dựng thỏa thuận mua bán điện năng lượng tái tạo có khả năng gọi vốn ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế là chìa khóa để thu hút đầu tư tư nhân.

Đầu tư nước ngoài và trong nước đang gia tăng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm bớt quan ngại của các nhà đầu tư. Mặc dù chính sách trong lĩnh vực này đã mở cửa hơn trong thời gian qua, các nhà đầu tư vẫn còn gặp nhiều trở ngại như thiếu vốn, chi phí đầu tư cao vào các công nghệ mới hơn; thiếu nguồn nhân lực có trình độ; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; công suất lưới điện yếu; các điều khoản của hợp đồng mua bán điện (HĐMB điện) không phù hợp để huy động vốn từ ngân hàng; sự chậm trễ trong các dự án lớn do quy định pháp lý phức tạp; và thiếu rõ ràng về giá năng lượng trong tương lai.

Sự thiếu vắng một khuôn khổ chính sách rõ ràng và minh bạch và HĐMB điện không phù hợp cho huy động vốn ngân hàng đang kìm hãm sự tăng trưởng của đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm năng lượng tái tạo. Mặc dù có biểu giá điện ưu hỗ trợ và ưu đãi đầu tư cho năng lượng tái tạo, cho đến nay chỉ một vài dự án điện gió chuyển sang được giai đoạn xây dựng và vận hành. Các nhà phát triển năng lượng tái tạo quốc tế đã gặp nhiều thách thức trong việc đưa các dự án vào vận hành, bao gồm khả năng sinh lời không chắc chắn của HĐMB điện và rủi ro hoạt động mà dự án gặp phải.

Khung pháp lý cho sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) chịu sự điều chỉnh của Luật PPP mới. Tuy nhiên, luật PPP vẫn còn thiếu các yếu tố cần thiết để tối ưu hóa sự tham gia của khu vực tư nhân và khả năng gọi vốn trên thị trường quốc tế cho các dự án PPP. Luật PPP là một bước đi đúng hướng; tuy nhiên, vẫn cần giải quyết những vấn đề sau để tạo ra sự minh bạch và sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư tư nhân (cả quốc tế và trong nước): Hợp đồng PPP nên chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế chứ không phải luật Việt Nam; thay đổi quy trình bảo lãnh doanh thu tối thiểu để quy trình này đỡ phức tạp và không còn gây áp lực nặng nề đối với nhà đầu tư tư nhân; (c) quy định thời hạn đóng tài chính bớt nghiêm ngặt hơn; (d) làm rõ điều khoản chấm dứt hợp đồng và cơ chế thanh toán;…

Xây dựng thỏa thuận mua bán điện năng lượng tái tạo có khả năng gọi vốn ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế là chìa khóa để thu hút đầu tư tư nhân. Quy trình đấu thầu các dự án điện độc lập đang bị đình trệ. Hiện nay, các cuộc đàm phán thỏa thuận mua bán điện và hợp đồng BOT thường kéo dài ít nhất ba năm. Kể từ khi ban hành Nghị định Hợp tác Công tư năm 1997, chỉ một số ít các dự án được thực hiện với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, cò n có sự thiếu thống nhất giữa các tỉnh liên quan đến thủ tục cấp phép và các loại giấy phép khác nhau.

Tiến triển trong chương trình thoái vốn của Chính phủ trong lĩnh vực năng lượng là rất quan trọng để tạo ra các khoản đầu tư cần thiết. Theo kế hoạch, việc thoái vốn ít nhất 50% vốn của hai công ty con sẽ cải thiện sự lành mạnh về tài chính của EVN với vai trò là bên mua duy nhất trong các thỏa thuận mua bán điện, và do đó giúp thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể không muốn mua cổ phần của các công ty con này, do lo ngại về quản trị công ty, tính minh bạch và chất lượng kế toán của các DNNN Việt Nam.

Do đó, Chính phủ gần đây đã ban hành các quy định nhằm tăng cường tính minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư. Vẫn cần xem xét liệu những thay đổi đó có đủ để thu hút đầu tư tư nhân tham gia. Những cải cách lớn nhằm tự do hóa lĩnh vực khí đốt chı̉ được bắt đầu thực hiện vào năm 2025 theo kế hoạch, do đó không rõ liệu nhữ ng khoản đầu tư rất cần thiết sẽ được tài trợ như thế nào trong những năm chuyển tiếp.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng cường vai trò khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 2) Những hạn chế mang tính cấu trúc

    Tăng cường vai trò khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 2) Những hạn chế mang tính cấu trúc

    04:00, 29/09/2021

  • Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 1) Doanh nghiệp chịu thiệt hại nghiêm trọng

    Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 1) Doanh nghiệp chịu thiệt hại nghiêm trọng

    04:00, 24/09/2021

  • Cần thêm hỗ trợ cho khu vực tư nhân

    Cần thêm hỗ trợ cho khu vực tư nhân

    11:15, 09/04/2021

  • 57% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ Nhà nước chuyển giao dịch vụ công cho khu vực tư nhân

    57% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ Nhà nước chuyển giao dịch vụ công cho khu vực tư nhân

    11:46, 22/12/2020

LINH NGA