Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 1) Doanh nghiệp chịu thiệt hại nghiêm trọng

Diendandoanhnghiep.vn Cú sốc COVID-19 lan truyền tới doanh nghiệp làm giảm cầu, giảm và gián đoạn nguồn cung đầu vào, thắt chặt điều kiện tín dụng và suy giảm thanh khoản , cũng như gia tăng bất ổn...

fd

Theo WB, trong thời gian tới, sự phục hồi của Việt Nam vì thế sẽ dựa chủ yếu vào việc nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh và việc làm, phản ánh áp lực đối với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp. Theo nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân với chủ đề "Kiến tạo thị trường tại Việt Nam" của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) vừa phát hành cho thấy, một số yếu tố khiến doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng, bao gồm hội nhập của quốc gia trong thương mại và chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cũng như phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư và ngành du lịch. Cú sốc COVID-19 lan truyền tới doanh nghiệp thông qua nhiều kênh và có tác động củng cố lẫn nhau - bao gồm giảm cầu, giảm và gián đoạn nguồn cung đầu vào, thắt chặt điều kiện tín dụng và suy giảm thanh khoản, cũng như gia tăng bất ổn.

Thành công ban đầu trong ngăn chặn đại dịch COVID-19 ở Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh, làm tổng tỷ lệ doanh nghiệp mở cửa tăng lên 94% vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động ở mức thấp hơn bình thường (trước khủng hoảng) và sẽ bị hạn chế hơn nữa bởi các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng từ tháng 7/2021. Cầu giảm dường như là kênh có tác động lớn nhất. Gần 1/4 số doanh nghiệp có số giờ hoạt động giảm và doanh số giảm khoảng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng việc làm thấp hơn đáng kể so với mức tháng 1 năm 2020.

Ngoài ra, tình trạng phục hồi còn chưa đồng đều, và các công ty đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn và gay gắt hơn từ đợt đóng cửa mới do sự gia tăng mạnh các trường hợp COVID-19 ở Việt Nam trong tháng 7 và tháng 8 năm 2021. Nhìn chung, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong sản xuất và nông nghiệp tiếp tục có những cú sốc doanh thu nghiêm trọng. Mặc dù thanh khoản đã được cải thiện, các công ty  vẫn có nguy cơ bị nợ đọng đáng kể và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng liên tục của các ca COVID-19 mới. Ngay cả sau khi nhu cầu phục hồi, trong bối cảnh biến động, gánh nặng nợ nần và kỳ vọng tiêu cực có thể gây sụt giảm đầu tư, đe dọa phá sản, và mất việc làm dẫn đến làm chậm tăng trưởng hơn nữa.

Ở khía cạnh tích cực, doanh nghiệp tiếp tục ứng phó với bình thường mới bằng cách ứng dụng các nền tảng kỹ thuật số. Đến tháng 9-10/2020, gần 60% số doanh nghiệp khảo sát đã áp dụng hoặc gia tăng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để ứng phó với COVID-19 (Tan và Trang 2020). Doanh nghiệp lớn và các công ty dịch vụ có mức độ ứng dụng cao hơn.

Hoạt động thương mại điện tử đã tăng mạnh sau khi dịch bệnh bùng phát. Trang thương mại điện tử hàng đầu, Tiki, đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng đơn đặt hàng và các nhà bán lẻ lớn chứng kiến gia tăng mạnh mẽ về doanh số bán hàng trực tuyến. DNVVN có vẻ sử dụng các nền tảng kỹ thuật số nhiều hơn cho các chức năng kinh doanh tương tác khách hàng trực tiếp ít phức tạp hơn, phần nào chỉ ra những hạn chế về năng lực hay nguồn lực.

Đợt bùng phát COVID-19 cho thấy Việt Nam cần cấp bách đẩy mạnh áp dụng và phổ biến công nghệ và giải pháp kỹ thuật số để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng.

Cũng theo nhóm phân tích, hạn chế về tài khóa dẫn tới thu hẹp năng lực của khu vực công trong giải quyết nhu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng và nhân lực. Cuộc khủng hoảng đã làm gia tăng áp lực lên ngân sách của Chính phủ vì phải nhanh chóng chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng thông qua các biện pháp tài khóa.

"Trong thời gian tới, sự phục hồi của Việt Nam vì thế sẽ dựa chủ yếu vào việc nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế. Một khuôn khổ hợp tác công tư (PPP) hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và giáo dục" - báo cáo nhấn mạnh.

Tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam đi kèm với suy thoái ngày càng tăng về nguồn lực tự nhiên và môi trường. Phát thải khí nhà kính đang vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, phản ánh sự phụ thuộc ngày càng tăng vào sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch. Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu và thiên tai, và độ mặn gia tăng đe dọa tới 2/3 sản lượng cá từ nuôi trồng thủy sản.

fdsg

Thúc đẩy tăng năng suất đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng của khu vực tư nhân thông qua các cải cách chính sách nhằm giảm thiểu những yếu tố làm hạn chế hiệu quả và cản trở năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân.

Việc vượt qua những thách thức nói trên đòi hỏi tăng trưởng năng suất. Tăng trưởng GDP nhanh chóng trong thời gian qua đã dựa rất nhiều vào tăng lực lượng lao động và vốn đầu tư, trong khi tăng trưở ng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) chậm hơn hầu hết các nền kinh tế Đông Á đang phát triển nhanh khác. Để đạt được tham vọng của Chính phủ nhằm đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, năng suất sẽ phải trở thành động lực chính cho tăng trưởng cùng với tích lũy vốn liên tục.

Thúc đẩy tăng năng suất đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng của khu vực tư nhân thông qua các cải cách chính sách nhằm giảm thiểu những yếu tố làm hạn chế hiệu quả và cản trở năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân, đi đôi với đảm bảo phát triển bao trùm và bền vững. Việc số hóa, được đẩy mạnh do đại dịch COVID-19 và đang khiến động lực tăng trưởng dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ, cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Khu vưc doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong 20 năm qua. Số lượng doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động tại Việt Nam tăng từ 42.300 năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, lên đến 758.610 năm 2019 (Tổng cục Thống kê Việt Nam 2019a). Ngoài ra cũng có những thay đổi đáng kể về tı̀nh trạng hoạt động của các doanh nghiệp - năm 2019, 89.282 công ty đã đóng cửa hoặc dừng hoạt động kinh doanh và 138.139 công ty đăng ký kinh doanh mới. Theo số liệu sơ bộ, số lượng số doanh nghiệp đăng ký năm 2020 là 134.000, giảm 2,3% so với năm 2019.

Doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu có quy mô nhỏ, và kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn hạn chế về đổi mới sáng tạo, và chưa tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn cách xa mức năng suất toàn cầu, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và sáng chế còn thấp, số lượng sáng kiến đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp tự báo cáo dường như thấp hơn mức được kỳ vọng đối với một quốc gia có mức độ phát triển như Việt Nam, và vẫn còn khoảng cách lớn và ngày càng gia tăng về năng suất giữa các công ty hàng đầu và các công ty phía sau, giữa các ngành, và trong nội bộ từng ngành.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước đã xuất hiện. Bảy tập đoàn Việt Nam đã lọt vào nhóm 200 công ty niêm yết có hoạt động hàng đầu trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương với doanh thu từ 1 tỷ USD trở lên (Burgos, 2019). 40 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam năm 2018 có tổng giá trị hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách được công bố năm 2017. Những doanh nghiệp lớn này chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa và sản xuất hàng hóa phi thương mại (non-tradables).

Tăng trưởng bền vững trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc chuyển dịch sang đầu tư tư nhân gắn với hiệu quả, đổi mới sáng tạo, và tăng năng suất. Trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của một khu vực tư nhân năng động, đa dạng và năng suất cao là một nhiệm vụ bắt buộc của Việt Nam khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm. Đối với Việt Nam, lộ trình trở thành quốc gia có thu nhập cao đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị gia tăng trong các lĩnh vực hiện có, dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa các ngành kinh tế cũng như các thị trường mới, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và số hóa nền kinh tế. Nỗ lực này đòi hỏi phải giải quyết những hạn chế cản trở tăng trưởng, năng suất, và đa dạng hóa của khu vực kinh tế tư nhân.

Kỳ 2: Những hạn chế mang tính cấu trúc

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường vai trò của khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 1) Doanh nghiệp chịu thiệt hại nghiêm trọng tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713593052 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713593052 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10