Tăng cường vai trò khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 2) Những hạn chế mang tính cấu trúc

Diendandoanhnghiep.vn Các tập đoàn tư nhân trong nước đang nổi lên như những tác nhân quan trọng trong nền kinh tế nhưng nhìn chung không cạnh tranh trong cùng ngành với các doanh nghiệp Nhà nước.

fd

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh và việc làm, phản ánh áp lực đối với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Ở bài trước, chúng tôi đã thông tin về việc cuộc khủng hoảng COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh và việc làm, phản ánh áp lực đối với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp. Theo nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân với chủ đề "Kiến tạo thị trường tại Việt Nam" của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) vừa phát hành cho thấy, cú sốc COVID-19 lan truyền tới doanh nghiệp làm giảm cầu, giảm và gián đoạn nguồn cung đầu vào, thắt chặt điều kiện tín dụng và suy giảm thanh khoản, cũng như gia tăng bất ổn...

Cũng theo nhóm phân tích, có một số hạn chế cấu trúc chung cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân. Trong đó, quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp Nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Theo WB và IFC, các tập đoàn tư nhân trong nước đang nổi lên như những tác nhân quan trọng trong nền kinh tế nhưng nhìn chung không cạnh tranh trong cùng ngành với các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù các tập đoàn tư nhân trong nước đang trỗi dậy, các tập đoàn này dường như chưa có vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế và thị phần doanh thu của các doanh nghiệp này trong các ngành tương ứng dao động từ 5% đến 27%. Các tập đoàn lớn nhất chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại hơn là trong các ngành độc quyền tự nhiên hay mạng lưới hạ tầng. Trừ một số ngoại lệ, các tập đoàn lớn dường như không cạnh tranh với nhau trong cùng ngành. Ở một số lĩnh vực, có những tập đoàn đang cạnh tranh với những đối thủ có bề dày hoạt động hơn, trong một số trường hợp có cả các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, nhìn chung sự trùng lắp lĩnh vực hoạt động giữa doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn tư nhân không đáng kể.

Nghiên cứu trước đây và tham vấn gần đây cho thấy một số tập đoàn dường như đã sử dụng các mối quan hệ khi mở rộng hoạt động kinh doanh. Những tập đoàn này dường như có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào của sản xuất (đất đai, lao động lành nghề và tài chính) so với các doanh nghiệp nhỏ hơn và mới hơn. Trong khi các tập đoàn tư nhân trong nước không được hưởng lợi từ các quy định bảo hộ trực tiếp, nhưng có thể được hưởng lợi từ các hạn chế gián tiếp đối với đầu tư nước ngoài. 

gf

Khó khăn trong sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp vẫn là một rào cản chính đối với DNNVV trong tiếp cận vốn ngân hàng. 

Mặc dù Việt Nam có hệ thống ngân hàng khá lớn và thanh khoản dồi dào, mức độ tài chính bao trùm còn thấp. Khó khăn trong sử dụng tài sản bảo đảm để thế chấp vẫn là một rào cản chính đối với DNNVV trong tiếp cận vốn ngân hàng. Các ngân hàng ở Việt Nam thường yêu cầu sử dụng bất động sản, và có xu hướng ít chấp nhận động sản, như các khoản phải thu và hàng tồn kho làm tài sản thế chấp. Tiếp tục các cải cách trước đây trong lĩnh vực này, cần dịch chuyển trọng tâm sang xây dựng quy định pháp luật cùng với kế hoạch hành động để đáp ứng nhu cầu tài trợ dựa vào hàng tồn kho và các khoản phải thu. Ngoài ra, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác thường không hiểu rõ tiềm năng thị trường và thiếu chuyên môn cần thiết để định giá động sản, đặc biệt là máy móc và thiết bị.

Dịch vụ tài chính chuỗi cung ứng còn hạn chế đối với các DNNVV. Tài trợ chuỗi cung ứng (SCF) cho phép các nhà cung cấp và nhà phân phối tối ưu hóa quản lý vốn lưu động của họ bằng cách chuyển đổi các khoản phải thu và hàng tồn kho thành tiền mặt để có được nguồn tài trợ chi phí thấp hơn. Theo thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam, chỉ 30% tổng số hồ sơ đăng ký liên quan đến các khoản phải thu và hàng tồn kho, thấp hơn đáng kể so với con số ở các thị trường phát triển hơn (ví dụ: so với 60% ở Trung Quốc). Các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng và hệ sinh thái của các tập đoàn lớn hơn ı́t có cơ hội tận dụng tı́n nhiệm của các công ty này để tiếp cận tài chính tốt hơn…

Khi Việt Nam chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng, nhu cầu lao động lành nghề cũng như các công nghệ tinh vi hơn sẽ tăng lên. Tăng trưởng xuất khẩu trong các ngành tập trung tri thức, dịch vụ và tự động hóa sẽ đòi hỏi một lực lượng lao động với một loạt các kỹ năng và phương tiện để bổ sung các kỹ năng mới liên tục suốt đời. Thiếu hụt kỹ năng là một trở ngại lớn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Kỳ 3: Năng lượng - lĩnh vực sẽ tạo ra khác biệt 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường vai trò khu vực tư nhân hậu COVID-19: (Kỳ 2) Những hạn chế mang tính cấu trúc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714068212 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714068212 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10