Nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế: Sản xuất phải an toàn

LÊ MỸ 02/10/2021 11:00

Các doanh nghiệp ví mở cửa là bước tiến đầu tiên để trở lại phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai đoạn giãn cách xã hội khiến sức chống chịu đã tới hạn.

LTS: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam sẽ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19”.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng cũng chỉ đạo cần xây dựng kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 để phát triển kinh tế-xã hội. 

Bước tiến vào “bình thường mới”

Tháo bỏ các chốt chặn kiểm soát dịch ở từng khu phố, dỡ “dây dợ” được quấn đầu từng con đường, ngõ phố, hẻm nhỏ… là tín hiệu của sự thông thương bước vào bình thường mới mà người dân ở các địa phương mong đợi, đặc biệt ở những khu đã có thời gian giãn cách kéo dài như TP HCM với hơn 120 ngày “đóng cửa” vừa qua.

Tuy nhiên, để tránh tâm lý “nhà nhà bung ra đường” thiếu kiểm soát, mất an toàn, hầu hết các địa phương đều quy định rõ các khu vực, lĩnh vực, ngành sản xuất kinh doanh… được hoạt động bình thường hoặc có giới hạn. Đồng thời quy định rõ những khu vực, lĩnh vực phải tiếp tục tạm dừng hoạt động, hoặc duy trì hoạt động như trong giai đoạn giãn cách, tức thông qua các phương thức online, trực tuyến nếu chưa đủ điều kiện để triển khai trực tiếp. Tuy nhiên, “không phải tất cả các hoạt động sẽ ồ ạt mở lại mà sẽ mở từng phần, thận trọng, an toàn”, Phó Chủ tịch TP HCM Lê Hòa Bình cho biết.

Các doanh nghiệp ví mở cửa là bước tiến đầu tiên để trở lại phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai đoạn giãn cách xã hội khiến sức chống chịu đã tới hạn. Việc trở lại “bình thường mới” và phục hồi sản xuất kinh doanh với các tiêu chí Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong đó có “an toàn cho sản xuất, sản xuất phải an toàn” đang được đặt lên hàng đầu.

p/TP.HCM triển khai các phương án phối hợp vận chuyển người lao động tại các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại TP.HCM. Ảnh: Khả Hòa

TP.HCM triển khai các phương án phối hợp vận chuyển người lao động tại các tỉnh, thành phố có nhu cầu trở lại TP.HCM. Ảnh: Khả Hòa

Những hỗ trợ từ thực tế

Liên quan đến nỗi lo ngại mở cửa nhưng vẫn còn lẩn khuất các điều kiện về đảm bảo y tế, có thể gây khó cho doanh nghiệp người dân bước vào bình thường với yêu cầu “sản xuất phải an toàn, an toàn cho sản xuất”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn nhấn mạnh ngược lại, đây cần xem tiêu chuẩn – điều kiện cần cho một sự phục hồi có tính ổn định. Trên trang cá nhân của mình, doanh nhân thương hiệu Bitas Đỗ Long chia sẻ cảm nhận là đừng để công nhân xếp hàng chờ đợi trước cửa nhà máy để đi làm trở lại nữa. Kế hoạch mở cửa trở lại nói cách khác, đã được doanh nghiệp và người lao động bấm sẵn nút chờ.

 Theo dự báo tăng trưởng của các tổ chức, định chế tài chính toàn cầu, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. 

Người lao động đã và đang là trung tâm của kế hoạch mở cửa trở lại, phục hồi sản xuất khi Thủ tướng cũng yêu cầu các kế hoạch của các địa phương phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện tốt. Đồng thời, ban hành và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo nhất trí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo ông Nguyễn Quang, Giám đốc một Cty Xây dựng ở TP HCM, hầu hết các doanh nghiệp trông các gói hỗ trợ giảm thuế, tiền thuê đất, phí, theo Nghị quyết 105, hay kế hoạch cấp bù lãi suất cho vay quy mô 100 nghìn tỷ đồng… “trông mong là sẽ được triển khai ráo riết, ít đòi thủ tục, giải ngân hiệu quả, không chỉ nêu tổng quy mô thật lớn rồi để tỷ lệ thực hiện nhỏ giọt”.

Trong khi đó, theo TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright, kế hoạch nới lỏng giãn cách vẫn phải chú ý đến câu chuyện liên vùng để đảm bảo phục hồi sản xuất thực sự cho các địa phương vì tính liên thông, liên kết chuỗi cung ứng của các địa phương là rất cao.

Các bước mở rộng dần, liên thông rộng cũng tương tự như kịch bản mở cửa từ từ, cần có lộ trình. Doanh nghiệp cho rằng điều này cùng với cái “lợi” là hạn chế tác động của lây nhiễm dịch bệnh bùng phát, nếu có giữa các địa phương. Các chuyên gia trong nước, quốc tế cho rằng, Việt Nam cần thêm những nỗ lực liên kết từ các địa phương để thực sự kết nối. “Các địa phương chưa hoàn toàn mở cửa liên thông có lẽ cần đặt lộ trình cụ thể để xây dựng kịch bản mở rộng, kết nối liên vùng trở lại”- ông Tự Anh chia sẻ. 

Có thể bạn quan tâm

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 01/10: Nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế

    ĐIỂM BÁO NGÀY 01/10: Nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế

    07:00, 01/10/2021

  • TP HCM: Nới lỏng giãn cách... nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát!

    TP HCM: Nới lỏng giãn cách... nhưng vẫn tiếp tục kiểm soát!

    06:22, 01/10/2021

  • Nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế: Hà Nội: An toàn đến đâu mở cửa đến đó

    Nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế: Hà Nội: An toàn đến đâu mở cửa đến đó

    17:33, 30/09/2021

LÊ MỸ