Cần thay đổi cách xây dựng kế hoạch ngành nông nghiệp
Doanh nghiệp đề nghị thay đổi cách tiếp cận xây dựng kế hoạch của ngành nông nghiệp hiện nay. Tất cả chỉ tiêu lâu nay như sản lượng, diện tích, đầu con... chưa nói lên được giá trị kinh tế của ngành.
>>Nông nghiệp đối diện với “3 biến lớn”
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Hiệp hội gia cầm Việt Nam đề xuất tai cuộc tọa đàm: “Kinh tế và kinh doanh nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay: Những vấn đề đặt ra”, do trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức.
Theo ông Sơn, tất cả chỉ tiêu từ lâu nay chúng ta tính toán như sản lượng, diện tích, đầu con... chỉ phản ánh năng lực sản xuất đối với môi trường đó, vấn đề này chưa nói lên được giá trị kinh tế của ngành này. Đây là tư duy cũ từ thời bao cấp.
Quan trọng là giá trị sản xuất và giá trị gia tăng
Ông Sơn lấy ví dụ trong ngành chăn nuôi, lâu nay chúng ta hiểu “đầu con”, tức năm sau cao hơn năm trước từ 5% đến 7% là thành tích. Ông Sơn cho rằng, tính toán như vậy là không xác thực. Đơn cử, trong vòng 5 năm gần đây, với tổng đàn lợn tăng trên 28 triệu con nhưng hiệu quả hơn 50 triệu con, hoặc với gia cầm hơn 500 triệu con hiệu quả hơn là 800 triệu con.
Từ những đánh giá trên, ông Sơn kiến nghị 3 vấn đề. Thứ nhất, cần thay đổi ngay cách xây dựng kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm từ các tiêu chí phát triển của từng ngành hàng. Chỉ tiêu quan trọng nhất là giá trị sản xuất và giá trị gia tăng.
Chỉ số này lâu nay không có, chỉ có con số ước lượng của Tổng Cục thống kê, như vậy sẽ không thể chính xác. Ví dụ, ngành chăn nuôi tổng kết những năm gần đây giá trị sản xuất đạt đến giá trị gia tăng như thế nào thì không thấy đề cập đến.
Do đó, ông Sơn đề nghị thay đổi từ kế hoạch đến tiêu chí về phản ánh sản xuất, phản ánh kinh tế của từng ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thứ hai, phải xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu tương đối “sát sao”. Vì lâu nay có nhiều ý kiến cho rằng, số liệu thống kê trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất “mù mờ”. Số liệu lâu nay của ngay từ Tổng Cục thống kê cũng chỉ là ước lượng. Nếu chỉ là ước đoán thì sai số sẽ rất lớn.
Thứ ba, phải thay đổi khái niệm mà lâu nay từ lãnh đạo đến báo chí vẫn nêu ra, đó là ngành nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế. Vậy, nếu xác định ngành này là bệ đỡ thì lĩnh vực nông nghiệp sẽ rất “tủi thân”, vì chỉ được nhìn nhận ở vị trí “chiếu dưới”.
Do đó, phải ghi nhận ngành nông nghiệp là trụ cột, xương sống của nền kinh tế. Không thể mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn thì mới đưa nông nghiệp ra làm “bệ đỡ”. “Đây là cách thay đổi tư duy đối với một ngành hàng được ghi nhận là trụ cột của nền kinh tế”, ông Sơn bày tỏ.
Kết hợp “7 nhà”
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh chia sẻ, doanh nghiệp nông nghiệp trước đây cũng “ngại” va chạm với các cơ quan công quyền, nhưng giờ đây doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn, gắn bó hơn, gần nhau hơn.
>>Khởi nghiệp từ đam mê nông nghiệp
Theo bà Hiếu, có một sự đột phá rất lớn nhất, đó là lời “kêu gọi” của bộ trưởng Lê Minh Hoan rằng, những thủ tục, chính sách gì còn vướng thì phải làm hết 100% sức lực của mình. Với sự quyết liệt này, doanh nghiệp đã luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Cục chế biến, Cục trồng trọt, Cục kinh tế hợp tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Doanh nghiệp đã cảm nhận được sự gần gũi từ phía cơ quan công quyền và không còn thấy cô đơn”, bà Hiếu bày tỏ.
Khẳng định Việt Nam luôn đứng top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng bà theo Hiếu, chúng ta phải chọn con đường nào, giải pháp gì để giá trị nông sản Việt Nam chuyển biến và có vị thế cụ thể hơn trên trường quốc tế.
Bà Hiếu cho biết, Bảo Minh có chương trình liên kết chuỗi 7 nhà. Thứ nhất, cơ quan nhà nước hỗ trợ về quy hoạch vùng trồng.
Thứ hai, Bảo Minh có độ ngũ cán bộ khoa học nhiều kinh nghiệm hỗ trợ giải pháp và áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Thứ ba, về tổ chức sản xuất, Bảo Minh quy hoạch hơn 3.000 ha trên toàn quốc để quy hoạch mỗi vùng một sản phẩm.
Thứ tư, đặt hàng với bà con nông dân, công ty cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật và thu mua ngay đầu bờ, trả tiền trực tiếp cho bà con nông dân.
Thứ năm, với các nhà bán lẻ, Bảo Minh đang cung cấp bán lẻ cho các tập đoàn lớn.
Thứ sáu, có một nhà giữ vai trò đặc biệt cho sự thành công là nhà “bank”, vì doanh nghiệp bao giờ cũng cần có một khoản tiền lớn.
Thứ bảy, là nhà truyền thông, khi truyền thông phản ánh trung thực giữa chất lượng sản phẩm của từng diễn biến vùng trồng thì hiệu quả và giá trị sản phẩm sẽ lan tỏa và đi xa hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nông nghiệp đối diện với “3 biến lớn”
02:00, 17/11/2021
Khát vọng làm nông nghiệp hữu cơ của cô gái 9X
05:23, 16/11/2021
Khởi nghiệp nông nghiệp liêm chính: Đường dẫn đến sản phẩm minh bạch trong thông tin
14:25, 14/11/2021
Khởi nghiệp nông nghiệp liêm chính: Con đường phát triển bền vững
12:11, 14/11/2021
Để điện mặt trời phát triển trong nông nghiệp
11:00, 11/11/2021
Long An: Tạo sức bật cho ngành nông nghiệp
14:13, 10/11/2021
Đầu tư nông nghiệp – mắt xích thúc đẩy phục hồi kinh tế
11:30, 10/11/2021