Khởi nghiệp nông nghiệp liêm chính: Đường dẫn đến sản phẩm minh bạch trong thông tin

Diendandoanhnghiep.vn Buổi giao lưu minh bạch trong nông nghiệp thực phẩm của các dự án có đam mê trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng phát triển một ngành nông bền vững và an toàn.

Nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2021 và Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam, với sự tài trợ của Citi Foundation, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tổ chức buổi giao lưu minh bạch trong nông nghiệp thực phẩm giữa các dự án có đam mê khởi nghiệp nông nghiệp.

Ông Trần Mạnh Chiến, Founder & CEO Bác Tôm chia sẻ,

Ông Trần Mạnh Chiến, Founder & CEO Bác Tôm

Ông Trần Mạnh Chiến, Founder & CEO Bác Tôm chia sẻ, dự án Bác Tôm chỉ dám làm với quy mô rất nhỏ, sản phẩm cam Hà Giang cũng đã tiêu tốn 3-4 năm nay mới có được sản phẩm cam hữu cơ dự Bác Tôm cung mong được kết nối với các thương hiệu làm sản phẩm sạch như Cam Ta.

Câu chuyện khởi nghiệp của Bác Tôm cũng như nhiều người khi bắt đầu khởi nghiệp đều không có bài bản gì, chỉ là tay ngang, bản thân tôi khi đó là cán bộ quản lý các dự án phát triển nông sản vùng cao năm 2009 tại trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc gia. Ngày đó các dự án của Việt Nam đều được nước ngoài đổ tiền vào đầu tư, trong quá trình thực hiện tốn công tốn rất nhiều công sức nhưng sau vài năm khi mà dự án kết thúc người nông dân cũng không còn mặn mà theo đuổi dự án bởi, khi sản xuất theo dự án thì chi phí rất cao mà sản phẩm làm ra người nông dân vẫn phải bán ra chợ với giá thành rất thấp.

Khi đó, tôi chỉ có một suy nghĩ đơn giản là kết nối sản phẩm họ tới các siêu thị lớn. Nhưng sau một thời gian siêu thị cũng không giải quyết được vấn đề, bởi siêu thị cũng chỉ giải quyết được vấn đề giấy tờ và giá cả. Nhiều khi sự truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận chỉ là hình thức.

Khi đó tôi cứ giải quyết công việc theo gặp khó ở đâu gỡ ở đó, hồi đầu chủ yếu làm chỉ là phụ các dự án tìm hướng tiêu thụ, mở cửa hàng kinh doanh chỉ là vấn đề phụ. Nhưng trong quá trình làm đã phát sinh rất nhiều thứ, mà bản mình cần phải vừa học hỏi vừa hoàn thiện. Bây giờ có nhiều sách và các khóa học ngắn hạn do các nhà kinh doanh, các chuyên gia có kinh nghiệm giảng dạy qua đó tôi có thể học hỏi, tận dụng, áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Tôi thấy giá trị về minh bạch trong thông tin là mình phải chỉ ra được thông tin đúng với sản phẩm, dịch vụ mà mình chuyển tới khách hàng. Nhưng để thực hiện được việc đó là một vấn đề rất lớn với tôi phải mất từ 6 -7 năm đầu tiên, làm rất vất vả bản thân tôi và nhân viên đều bị stress. Nhưng đến 7- 8  năm tôi đã tích luỹ được kinh nghiệm để vận hành tốt công việc từ quản lý đến sản xuất ra sản phẩm có giá trị cũng dần đi vào quỹ đạo.

Chữ minh bạch có hai cấp độ chính. Cấp độ thứ nhất là minh bạch cho khách hàng là đương nhiên, nhất là trong thời buổi hiện nay, chúng ta cần minh bạch về thông tin sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách thiết thực. Nhưng trong ngành nông nghiệp cái này cũng là cái khó bởi trong sản xuất nông nghiệp như rau cải chỉ có 20 - 25 ngày mà các chứng nhận chính chứng nhận về quy trình thì một năm mới đến kiểm tra một lần. Lúc đó ta tiêu thụ rồi mới kiểm tra.

Vậy để minh bạch được đối với sản phẩm cần có sự gắn kết với các giám sát thực địa. Chúng ta minh bạch mà chúng ta không biết thông tin về sản phẩm thì cũng vô nghĩa, thậm chí có hại cho người tiêu dùng.

Vì vậy đối với các sản phẩm của Bác Tôm chúng tôi có thêm một khâu đó là thực địa để giám sát, kiểm tra, khi thực hiện đúng quy trình ta sẽ nhận được lòng tin của người tiêu dùng và họ sẽ trung thành với thương hiệu của mình.

Minh bạch thứ hai, đó là minh bạch chính với đội ngũ của mình, điều này rất ít doanh nghiệp làm được. Bản thân tôi cũng hì hục mãi mới chỉ làm được minh bạch từ tài chính và chiến lược, trong quá trình sản xuất.

Trong quá trình này tôi cũng đã phải học hỏi. Khi chia sẻ được vấn đề này kể cả tính làm chủ của. Trong việc này tôi đã áp dụng cho cả cửa hàng và phát triển trang trại. Các trang trại lúc ban đầu cũng có rất nhiều sai lầm, mình đến và đi thuê đất, thầu đất của bà con xong nhờ bà con làm lại cho mình như vậy mình đã biến từ người làm chủ thành người làm thuê và đã thất bại nặng nề.

Tôi đã cùng với họ từng bước tìm ra những giải pháp, những thông tin minh bạch trong quá trình sản xuất. Để khi đến tay người tiêu dùng họ có thể có được những thông tin chuẩn trên các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Tôi đã coi họ là đối tác, cộng tác cùng, khi làm như vậy bản thân họ sẽ có trách nhiệm với sản phẩm  mình. Tôi chỉ là người cộng tác cùng họ thúc đẩy quá trình giám sát và thương mại  hoá sản phẩm. Lúc đó tôi chỉ thu mua để đảm bảo độ tin cậy, lòng tin cho họ trong việc phát triển sản phẩm.

Ví dụ như Hà Giang, 3 năm vừa qua chúng tôi tập trung phát triển cam hữu cơ, chúng tôi đã tạo được sự quan tâm của huyện và tỉnh. Khi phát triển một sản phẩm tốt thì có quá trình tìm kiếm ở đó tôi đã tìm được một số hộ có cây cam có tuổi đời 20 - 30 năm, họ cũng thực hiện sản xuất sản phẩm hữu cơ, nhưng họ lại có được những thông tin minh bạch bởi họ không có phương pháp và công cụ.

Tôi đã tham gia vào quy trình sản xuất của họ để giúp có được những sản phẩm tăng trưởng về hiệu quả có hiệu quả cao.Tôi nghĩ những người đã làm việc có hiệu quả, bài bản như Cam Ta thì vai trò hạt nhân để nhân rộng ra là yếu tố vô cùng quan trọng, bản thân tôi cũng mong được hợp tác với đơn vị như vậy để tăng cường sản lượng cũng như tiếng nói, uy tín đối với người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Việt Cường, CEO Cam ta

Ông Nguyễn Việt Cường, CEO Cam ta

Ông Nguyễn Việt Cường, CEO Cam ta chia sẻ, Cam Ta trong quá trình phát triển bản thân tôi học trong ngành cơ khí chế tạo, sau đó bỏ nghề đi làm xây dựng 10 năm, làm thêm về khai thác khoáng sản 3 năm. Khi bắt tay làm nông nghiệp, đưa sản phẩm Cam Ta sang giao lưu cũng nhận được sự đánh giá cao, bên cạnh đó có sự chung tay, đoàn kết. Với vai trò là chủ câu lạc bộ, đã làm phiếu đánh giá thu thập thông tin sản phẩm sản xuất để đưa các sản phẩm của các chủ thể đến tay những nhà phân phối những nhà có cửa hàng để hỗ trợ tiêu thụ. Hiện nay, trong việc tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn số một trong giai đoạn khó khăn như thế này.

Các sản phẩm của cam đó là trồng cam thu cam mang về chế biến, nước cam mang đi chế biến thành các sản phẩm cao cấp như nguyên liệu đầu vào, nước cam cô đặc, Siro cam , mứt, bánh kẹo, kem,.... Vỏ cam mang làm mất một phần, còn một phần mang nấu tinh dầu, sau khi chế biến xong mang vào nghiền nát cùng với đạm cá, cùng với một số nông nghiệp khác.

Thật ra chúng ta không phải bỏ một cái gì chúng ta chỉ cần áp dụng khoa học một chút, chúng ta sẽ có rất nhiều thứ bởi tất cả mọi vật chất đều có giá trị.

Ông Hoài Anh, CEO công ty Hoài Anh Mắc Ca

Ông Hoài Anh, CEO công ty Hoài Anh Mắc Ca

Ông Hoài Anh, CEO công ty Hoài Anh Mắc Ca chia sẻ, Mắc ca Hoài Anh cơ sở được thành lập trên địa bàn Đồng Thanh huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng cách Đà Lạt khoảng 15 kilômét. Năm 2017 chủ thương hiệu mắc ca nghiên cứu thấy mắc ca có chứa rất nhiều chất vitamin Omega 3 rất tốt cho sức khỏe. Xuất phát từ ngành y, hiện nay tôi vẫn đang làm ở trung tâm y tế huyện Bắc Hà tỉnh Lâm đồng. Tôi thấy mắc ca ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển và người dân trồng rất nhiều nhưng không có đầu ra, khi đó tôi đã nghiên cứu một quá trình rất dài về chế biến để đưa ra thị trường câu chuyện đó dài đến 4 năm.

Ngày đó, cũng không có hệ thống chế biến, không có hệ thống máy sấy nên tôi phải tự nghiên cứu về thông số kĩ thuật của máy khi xảy một hai mẻ đầu, cũng đã rất ngon nhưng để vượt trội như có mùi thơm vị ngọt đặc trưng, giòn tan. Tôi đã lên trung tâm của Đà Lạt để chào hàng, cũng may mắn khi đó gặp được các cửa hàng trưởng để họ chạy thử và trải nghiệm, người ta ăn và đánh giá là ngon, họ lấy và bán cho khách du lịch từ mọi miền đất nước. Từ đó, tôi thấy tiềm năng phát triển của mắc ca rất tốt, mình cũng đã có kỹ năng và đã có một số hiểu biết cơ bản về máy móc, vật lý học, sinh học để đưa vào sản xuất sau đó nhập cho Đà Lạt. Sau đó, tôi làm các thủ tục hành chính như giấy phép kinh doanh, thành lập công ty, cũng đã đến Sở Công thương và được họ giới thiệu đi các hội chợ. Bước đầu rất khó khăn, bởi trong quá trình mình phát triển thì xã hội cũng phát triển trong khi đó ở Đắk Lắk, Gia Lai cũng là thủ phủ của mắc ca, họ cũng phát triển nên tạo ra một áp lực cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Khi đó càng thôi thúc tôi phấn đấu, nghiên cứu và cương quyết phải làm bằng được cho ra sản phẩm sạch, chất lượng và tự nhiên để người tiêu dùng đánh giá cao. Nhưng đến khi làm được điều đó cũng vô cùng khó khăn bởi mình làm được họ cũng làm được, mình vượ trội cũng có người vượt trội.

Tôi cũng đã nghiên cứu và học tập những người đi trước ở các công ty, tập đoàn đã thành công xem họ sẽ làm thành công như thế nào trong quá trình đó mình học hỏi kinh nghiệm của các lớp tiền bối đi trước. Có rất nhiều phương án, như tiếp thị theo hội chợ, sở Công thương, xúc tiến thương mại của tỉnh, đưa mẫu về các tỉnh và các thành phố lớn. Khi đó, có rất nhiều chỗ rất khó tính yêu cầu gửi mẫu và các thủ tục hành chính, các giấy phép,  giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mã số mã vạch, nhãn hiệu độc quyền đầu tiên .

Đó mẫu được các chủ cửa hàng, bên thu mua của các chuỗi thực phẩm trải nghiệm đánh giá tốt. Trong sản xuất có cái khó ló cái khôn bởi tôi bắt đầu từ ngành y lại chuyển sang làm nông nghiệp nên gặp khó khăn đủ đường, đọc đến đâu là khó đó, do vậy khó đến đâu ta tháo gỡ đến đó, ta cần nghiên cứu, học hỏi, có những lúc phải mất 2,3 tháng trời để nghiên cứu quá trình của nó làm sao để ra sản phẩm tốt. Tôi đã phải làm ngày đêm bởi niềm đam mê và khát vọng quá lớn tuy nhiên đến nay cũng chưa nói lên được điều gì nhưng sản phẩm của mắc ca Hoài Anh cũng đã được bộ Công thương và sở Công thương của tỉnh Lâm Đồng, bộ Nông nghiệp đánh giá là sản phẩm có chất lượng tốt. Đến nay, cũng đã được một số siêu thị có tên tuổi nhập như ở Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, trung tâm Đà Lạt, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Năm 2020 cũng đã sản xuất được gần 30 tấn để đưa ra thị trường và tiêu thụ.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp -Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp -Phó Trưởng ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

Tôi lấy ví dụ một sản phẩm Chè của anh Hòa Bình được sản xuất tại Tân Cương nhưng anh không thể đặt tên cho sản phẩm là Chè Tân Cương bởi Tân Cương là một địa danh của địa phương anh chỉ có thể đặt tên là Chè Hòa Bình Tân Cương và cho chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm. Nó được nhìn nhận như sản phẩm đó thuộc quản lý  Tân Cương. Tuyệt đối không được lấy địa danh Tân Cương làm nhãn tên  thương hiệu của sản phẩm. Cho nên người ta đã hướng dẫn hai cách:

Cách thứ nhất là bạn có thể gắn tên địa lý đó vào trong sản phẩm của bạn ví dụ như chè Hòa Bình Tân Cương, hoặc là gì đó Tân Cương. Tuyệt đối không sử dụng địa danh là Tân Cương làm nhãn hiệu hoàng hóa.

Cách thứ hai là được quyền gắn logo chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm nếu bạn đăng ký  và sản phẩm đó phải chứng minh được sử dụng đúng quyền sản phẩm tại địa phương, và quy trình quản lý của địa phương. Hiện nay bạn đó đã gắn tên của bạn vào sản phẩm ví dụ như Hòa Bình Tân Cương có phát triển thêm sản phẩm như hoa sen Tân Cương  và  gắn thêm chỉ dẫn địa lý nhận diện trên sản phẩm. Tuyệt đối không được gắn tên riêng địa lý làm tên của sản phẩm.

Vấn đề bảo hộ thương hiệu là vấn đề cực kỳ quan trọng khi chúng ta đưa sản phẩm ra thị trường, ông Tuấn khẳng đinh.

Tôi rất cảm kích công việc khởi nghiệp của Cam Ta hiện tại, tuy chưa có sản phẩm chế biến sâu như Cam Ta. Tôi được biết Cam Ta cũng có danh tiếng trên thị trường, có uy tín với khách hàng. Cũng mong muốn Cam Ta chia sẻ thêm quá trình làm việc với nông dân, làm nông nghiệp không chỉ là thương mại với sản phẩm của chính mình làm ra, mình có và mình còn phải thu mua trực tiếp từ những người nông dân ở tại địa phương.

Hạnh Lê, CEO công ty Bắc Hà

Hạnh Lê, CEO công ty Bắc Hà

Bà Hạnh Lê là CEO vừa là nghiên cứu nhưng cũng là phụ trách kinh doanh của cu Bắc Kạn. Đơn vị của tôi là một trong những đơn vị đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ nano từ cây nông sản là cây nghệ.

Năm 2014 nói đến từ nano còn rất ít người biết, để đưa được sản phẩm nano đến người tiêu dùng và có vị thế trên thị trường ngày hôm nay là cả một câu chuyện dài. Cần phải có hành trình đi tìm một sản phẩm có tinh minh bạch để từ khẳng định thương hiệu dẫn đầu công nghệ do chính con người Bắc Kạn 100 %, là những người nông dân và nhà sản xuất kết nối.

 Nó đặc biệt là công nghệ của người nông dân làm chủ nhưng lại giữ nguyên được hóa chất, nó nổi bật hơn các sản phẩm khác mà Việt Nam hiện nay đang nhập hàng  100 nghìn USD để hoàn thành một quy trình sản xuất nó đã phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bắc Hà đã mang lại một giá trị của nông sản, sau 5 năm, 7 năm được hình thành và phát triển sản phẩm nano nghệ của bác Hà và một số sản phẩm nano khác từ cây dược liệu mà Bắc Hà nhắm  đến.

Đến ngày hôm nay sản phẩm nano của Bắc Hà đã mang được giá trị cho cộng đồng và được giới khoa học, người tiêu dùng đón nhận về chất lượng là số một hiện nay. Tất cả sản phẩm nano của Bắc Hà đều phải khẳng định độ tinh khiết, giá trị công nghệ. Từ một cây nghệ có giá trị chỉ vài nghìn nhưng đến nay những sản phẩm, chuối giá trị có giá trị. Bắc Hà mong muốn giúp ngành nông nghiệp cũng như người nông dân bớt thiệt trong khâu tiêu thụ sản phẩm đó là tạo ra giá trị của sản phẩm tới người tiêu dùng. Bắc Hà muốn hướng tới sự thay đổi cây nông sản trước mắt là cây nghệ từ một giá trị thấp lên một chuối liên kết giá trị cao và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Hiện nay Bắc Hà đã xây dựng được một nhà máy chuyên để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Bắc Kạn và chỉ sản xuất những sản phẩm từ cây nông sản, cây dược liệu của Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều cây dược  có liệu có chuỗi giá trị cao cần được các nhà đầu tư có tâm để tạo ta ra những sản phẩm có hiệu quả cao. Ví du như Cam Ta cũng phải áp dụng kĩ thuật công nghệ cho mỗi sản phẩm để có sự lan tỏa tới cộng đồng.

Hiện người tiêu dùng Việt Nam còn thành kiến với các sản phẩm mà người Việt sản xuất, vậy Bắc Hà cũng mong qua chương trình giao lưu này sự lan tỏa về sản phẩm xanh, minh bạch được lan tỏa tới người tiêu dùng Việt.

 Hiện nay người dân Việt Nam vẫn ưa chuộng  “made in” nước ngoài nhưng “made in” Việt Nam không nhận được sự quan tâm nhiều. Bắc Hà đã tham gia nhiều buổi xúc tiến thương mại, triển lãm y dược quốc tế tại Hà Nội nhưng người tiêu dùng vẫn không tin công nghệ sản xuất của Bắc Kạn có thể sản xuất ra được sản phẩm nghệ nano. Với  Bắc Hà sản phẩm làm ra từ hành động  và câu chuyện cả một quá trình trải nghiệm vô vàn khó khăn để sản xuất được sản phẩm từ đó hướng  dẫn khách hàng cách so sánh sản phẩm hiệu quả sau khi sử dụng. Đến nay Bắc Hà đã thành công sau 7 năm.

Hiện nay,  Bắc Hà đã đi đúng con đường minh bạch,  tuy chậm nhưng chắc và bền vững. Với người làm nông sản, công nghệ trên mọi mặt trận đều có đối thủ, đều có áp lực mới có được sự vinh quang, chịu  nhiều vết  thương, vết sẹo rất nhiều nhưng càng tổn thương bao nhiêu thì ta càng chứng minh được và đứng vững được giữa cơn sóng  biển lớn,  đó là giá trị bền vững mà mình mang lại. Sau 7 năm Bắc Hà đã đi vào hoàn thiện  minh bạch vùng  trồng cho các cây dược liệu. Bắc Hà mong muốn tất cả vùng dược liệu đều thuận tự nhiên, không can thiệp bất kể một loại thuốc,  giá trị mang lại là chất lượng. Chất lượng là yếu tố công nghệ, nguyên liệu đạo đức của người sản xuất, tất cả cộng hưởng  với nhau tạo ra chất lượng sản phẩm  thị trường

Thực tế Bắc Hà không phát triển một cách ổn ào, sau đại dịch COVID  Bắc Hà vẫn phát  triển và có ngân sách để tái đầu tư sản xuất, nâng cấp dây chuyền để hoàn thiện hơn chu trình sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường một cách ưu  Việt nhất  và những  người khách hàng kỹ  tính nhất là những người đánh giá chất lượng chính xác nhất. Tìm đến sản phẩm của Bắc Hà không cần biết bạn từ đâu đến nhưng bạn có tâm, có tầm thì khách hàng sử dụng sẽ trao lại niềm tin. Đến nay, sản phẩm của Bắc Hà đều được người tiêu dùng chấp nhận.

Học tập qua online Bắc Hà nhận được rất nhiều kiến thức có giá trị lớn và cực kỳ hữu ích, càng làm thì mọi kiến thức đều vô biên giới, không có rào cản và càng nghe nhiều tôi càng thấy thiếu. Sở hữu trí tuệ Bắc Hà cũng luôn chú trọng khi ra bất cứ một sản phẩm gì đều đăng ký sản phẩm trí tuệ, hiện nay Bắc Hà đã sử dụng trên 10 sản phẩm trí tuệ. Mỗi bản quyền sở hữu trí tuệ chưa dám đăng ký bởi còn nhiều hạn chế, nhiều sản phẩm chưa đủ niềm tin đặt vào để đăng ký. Bởi công nghệ của Bắc Hà rất đặc biệt trong dây chuyền sản xuất sản phẩm nano. Ở Việt Nam việc sao chép sản phẩm rất nhanh, nếu có một ý tưởng nào mà ta sao nhãng không đăng ký khi ta tìm được thị trường quay lại ta sẽ mất tên thương hiệu đó.

Bắc Hà cũng vất vả trên con đường chứng minh sản phẩm nano và khác tinh bột nghệ thông thường như thế nào. Câu chuyện này là một bể khổ, cần có sự kiên trì, cần phải “text” ra như một sản phẩm là tinh bột nghệ, một cái sử dụng là tinh chất nano. Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú tinh bột nghệ nó khác tinh chất nano. Để được công bố công nghệ nano vào trong sản phẩm thì cần có cơ quan kiểm chứng mới được công bố trong hoàn cảnh rất là ngặt nghèo. Chỉ ra được một sản phẩm nano thì rất là ưu việt.

Ông Ngọc Tuấn nhận định, buổi giao lưu hôm nay rất thú vị và có rất nhiều vấn đề đặt ra để chúng ta suy nghĩ không chỉ minh bạch trong sản xuất nông nghiệp mà nó còn rất nhiều vấn đề khác mà chúng ta cần phải suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ để cùng nhau để phát triển sản phẩm có ích cho xã hội.

Về phía câu lạc bộ chúng tôi đề xuất các bạn tiếp tục tham gia và tổ chức những buổi như hôm nay để các bạn trong cùng lĩnh vực của mình có thể trao đổi, tìm hiểu đối tác mở rộng vòng tay kết nối. Bởi trong kinh doanh kết nối mối quan hệ vô cùng quan trọng, tại cuộc giao lưu các bạn có thể có thêm được những người bạn, đối tác chiến lược.

 Trong chiến lược phát triển của câu lạc bộ mong muốn mở rộng và phát triển được nhiều mô hình kinh doanh liêm chính để có thể lan tỏa trong cộng đồng nhiều hơn nữa. Đây là điều mà Chương trình khởi nghiệp quốc gia sẵn sàng đi cùng để hỗ trợ câu lạc bộ cũng như tất các thành viên trong câu lạc bộ để thực hiện được mục tiêu của mình.

Từ đó chúng ta cũng có thể gợi ra nhiều vấn đề để phát triển việc kinh doanh của mình. Ví dụ như vừa rồi chúng ta nói về thị trường mắc ca, cũng là một vấn đề rất mới vừa rồi. Chúng tôi cũng đã có một số bạn bè đầu tư trong lĩnh vực này, đây là một sản phẩm có triển vọng rất lớn tại Việt Nam.

Hiện sản phẩm mắc ca chưa được chú trọng trong việc phát triển của ngành nông nghiệp, đó cũng là một vấn đề chúng ta cần theo đuổi, tìm kiếm thêm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong sản phẩm mới. Thay mặt cho ban tổ chức của chương trình khởi nghiệp quốc gia, chúc cho câu lạc bộ tiếp tục phát triển, chúc các bạn sức khỏe và tiếp tục phát triển trên con đường khởi nghiệp kinh doanh liêm chính của mình. Tôi cũng rất mong được đồng hành cùng các dự án vượt qua khó trong tình hình đại dịch hiện nay, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án trong vấn đề chuyền thông tại các Chương trình khởi nghiệp quốc tổ chức.

Ý tưởng khởi nghiệp minh bạch cho từng sản phẩm đang xu thế tất yếu, mang tính bền vững. Tuy nhiên, không có nhiều dự án thành công, bởi họ còn nhiều khó khăn như thiếu vốn, kinh nghiệm và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Ngoài ra, họ còn thiếu cả năng lực quản lý điều hành và sự thiếu hụt những dịch vụ hỗ trợ. Thấu hiểu được những lý do đó, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức buổi giao lưu minh bạch trong nông nghiệp thực phẩm nhằm giúp các dự án tiến xa trên con đường khởi nghiệp liêm chính của mình. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp nông nghiệp liêm chính: Đường dẫn đến sản phẩm minh bạch trong thông tin tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714135060 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714135060 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10