Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba lý do cần tái cơ cấu

PGS TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân 09/12/2021 11:00

Để thực thi hiệu quả, thực chất, đầy đủ, đúng và tránh hình thức, cần xác định rõ vai trò của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

>>Tái cơ cấu nền kinh tế để thích ứng tình hình mới: Ba đột phá chiến lược

LTS: Chương trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã đưa ra các mục tiêu cụ thể và các giải pháp quyết liệt để hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới.

Trước hết là phân bổ nguồn lực nội địa hiện đang mất cân đối. Ví dụ, vốn trong doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng không được sử dụng hiệu quả, trong khi tư nhân khó tiếp cận; nhiều vùng tiềm năng tốt chưa được quan tâm đầu tư tương xứng...

Thứ hai, nền kinh tế thiếu trụ cột tạo sự phát triển bền vững. Số liệu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm phần lớn trong xuất khẩu, điều này đặt ra câu hỏi phải chăng chúng ra tăng trưởng hộ các nước khác chỉ để nhận giá trị gia tăng rất nhỏ, muốn đạt mục tiêu trở thành quốc gia hùng cường, phải có trụ cột, như các tập đoàn mạnh không chỉ làm chủ kinh tế trong nước, mà còn vươn ra thế giới. Tác động của đại dịch và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế và thực tế các lĩnh vực, thậm chí từng hộ gia đình cũng đang có sự thay đổi từ chi tiêu đến phương thức hoạt động.

Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến thị trường lao động, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng nghề của người lao động để không chỉ đồng hành, mà phải chủ động hơn với các thị trường thì kế hoạch cơ cấu mới đạt được hiệu quả thực chất. Đặt ra vấn đề quản trị thị trường lao động trong việc thích ứng với các tác động trong tương lai, đại biểu cho rằng, phương pháp tiếp cận phải có sự điều chỉnh, có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt hơn.

dsgf

Cần quan tâm hơn nữa đến thị trường lao động, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng nghề của người lao động.

Quan điểm của Chính phủ trong xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế lần này như: Lấy hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá. Lấy cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và vai trò dẫn dắt đổi mới mô hình tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn làm nhiệm vụ trọng tâm. Xác định nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định, kết hợp chặt chẽ với nguồn lực bên ngoài để đột phá, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trên cơ sở đa dạng hóa thị trường. Phát triển lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam...

Có thể bạn quan tâm

  • [THÔNG BÁO] Hoãn tổ chức Diễn đàn “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp”

    [THÔNG BÁO] Hoãn tổ chức Diễn đàn “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp”

    13:17, 09/12/2021

  • Tái cấu trúc nền kinh tế: (Kỳ 1) 5 năm nhìn lại

    Tái cấu trúc nền kinh tế: (Kỳ 1) 5 năm nhìn lại

    04:00, 08/12/2021

  • 09/12/2021: Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp

    09/12/2021: Diễn đàn Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp

    16:53, 03/12/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 16): Tái cấu trúc thị trường đào tạo lao động

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 16): Tái cấu trúc thị trường đào tạo lao động

    03:30, 18/11/2021

PGS TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân