DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 16): Tái cấu trúc thị trường đào tạo lao động

HUYỀN TRANG (thực hiện) 18/11/2021 03:30

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với sự cộng hưởng của đại dịch COVID-19 đang và sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ thị trường việc làm và người lao động.

>> DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 15): Quản trị hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế

Đó là nhận định của TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp

-Để nhận diện bối cảnh mới và mức độ sẵn sàng của lực lượng lao động, xin ông cho biết các xu hướng lớn của cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lao động và việc làm, thưa ông?

Việt Nam hiện đang trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên thị trường lao động và người lao động Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ của xu hướng trên.

Thậm chí, do Việt Nam là một nước đang phát triển, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế hiện chủ yếu là thâm dụng lao động giá rẻ, lao động khu vực phi chính thức rất cao nên sẽ chịu tác động nặng nề hơn trong xu thế ra đời và biến mất của nhiều ngành/nghề và công việc do số hóa, tự động hóa, chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sản xuất của CMCN 4.0.

Số liệu dự báo thì có thể khác nhau, nhưng chắc chắn thị trường lao động và việc làm ngày càng phân hóa theo hai nhóm kỹ năng thấp/ lương thấp và kỹ năng cao/lương cao. Nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm.

Điều đó không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới, kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế số.

-Ông có thể phân tích rõ hơn về xu hướng việc làm trong nền kinh tế số?

Chuyển đổi số có thể làm nhiều việc làm mất đi, nhưng cũng tạo việc làm mới, công việc cũng thay đổi từ công việc giản đơn chuyển sang công việc cần hàm lượng tri thức và kỹ năng nghề cao. Nhiều việc làm được xem là rủi ro do tự động hóa hoặc số hóa như công việc văn phòng, bán hàng, vận chuyển hơn là ngành, nghề khác như quản lý, quản lý nguồn nhân lực, khoa học, kỹ sư, một số loại hình dịch vụ như nghề công tác xã hội…

Ranh giới việc làm rủi ro và những việc làm ít rủi ro cũng sẽ dịch chuyển theo thời gian, ngày càng nhiều việc làm sẽ bị xếp vào rủi ro hơn. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ giảm lực lượng lao động do tích hợp công nghệ, 41% có kế hoạch mở rộng việc sử dụng các nhà thầu cho các công việc chuyên biệt và 34% có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động của họ do tích hợp công nghệ.

Trong nền kinh tế số, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn ở lực lượng lao động và năng lực của họ. Chuyển đổi số đang làm thay đổi bản chất công việc, đặt ra yêu cầu với nhà sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn phải chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện có để có thể khai thác, áp dụng công nghệ mới và thích ứng với các tác động của công nghệ.

Trong thế giới ngày nay, sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mà còn xảy ra xung quanh lực lượng lao động và khả năng của họ. Trong kỷ nguyên số hóa, sự gián đoạn này có thể được gọi là Lực lượng lao động 4.0.

>> DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 14): Con người là trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế

-Ông đánh giá như thế nào về các chính sách và chương trình của Việt Nam hiện nay để lực lượng lao động thích ứng bối cảnh mới?

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Về vấn đề lao động, mới đây Thủ tướng đã ban hành chỉ thị về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành quyết định về chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 và chương trình Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các chính sách nêu trên đã nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển kỹ năng cho người lao động. Ngoài ra, các bước đi này cũng sẽ tập trung, huy động hiệu quả các nguồn lực, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo.

Hoạt động đào tạo cũng được định hướng đáp ứng nhu cầu lao động. Trước mắt, chúng ta đang cập nhật những “kỹ năng 4.0” trong 50-60 nhóm ngành, nghề được tổ chức thi kỹ năng ở khu vực ASEAN và thế giới.

Chúng ta cũng tiếp nhận chuyển giao 34 chương trình từ nước ngoài đào tạo chất lượng cao như cơ điện tử, điện tử công nghiệp, quản trị mạng máy tính, công nghệ sinh học... Trong thời gian tới, hơn 20 ngành, nghề và kỹ năng nghề mới sẽ được triển khai đào tạo, đào tạo lại gắn với chuyển đổi việc làm cho ít nhất 300.000 lao động.

-Vậy, hoạt động đào tạo nghề hiện nay đang chuyển hướng để đáp ứng nhu cầu lao động công nghệ 4.0 như thế nào, thưa ông?

Việc cần làm là chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề chịu tác động của cách mạng công nghiệp. Cho đến nay vẫn còn thiếu các quan sát, đánh giá cụ thể theo từng ngành nghề và sự khác biệt cần thiết trong bối cảnh mới.

Kế đó, cần đẩy mạnh thu hút và tập trung nguồn lực để thúc đẩy đào tạo - đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng với thời kỳ số hóa. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp cũng như nghiên cứu, khai thác kinh nghiệm quốc tế.

Đặc biệt, trong đào tạo nhân lực cần nhấn mạnh kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, kỹ năng ngoại ngữ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thể hiện từ khâu đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 13): Tăng tính liên kết cho hệ thống pháp lý bất động sản

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 13): Tăng tính liên kết cho hệ thống pháp lý bất động sản

    04:10, 21/10/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 12): Tiềm năng từ cải cách thể chế

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 12): Tiềm năng từ cải cách thể chế

    04:00, 16/10/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 11): Sử dụng hiệu quả 5 nguồn lực

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 11): Sử dụng hiệu quả 5 nguồn lực

    04:00, 14/10/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

    04:00, 09/09/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 9): Cơ chế khung pháp lý thử nghiệm

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 9): Cơ chế khung pháp lý thử nghiệm

    04:00, 04/09/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 8): “Khai tử” giấy phép con

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 8): “Khai tử” giấy phép con

    04:00, 29/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 7): Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 7): Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

    11:00, 26/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 6): Sửa đổi toàn diện Luật Đất đai

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 6): Sửa đổi toàn diện Luật Đất đai

    11:06, 19/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 5): Cải cách pháp luật kinh doanh

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 5): Cải cách pháp luật kinh doanh

    04:20, 14/08/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 4): Động lực cải cách từ cơ sở

    DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 4): Động lực cải cách từ cơ sở

    05:00, 07/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (Bài 16): Tái cấu trúc thị trường đào tạo lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO