Thị trường gạo 6 tháng cuối năm ra sao?

NGUYỄN QUANG 08/08/2022 02:12

Nửa cuối năm nay, dù còn gặp nhiều thách thức, thế nhưng thị trường gạo được dự báo sẽ tiếp tục “rộng mở”, xuất khẩu gạo vẫn giữ ở mức ổn định.

>>>Đề xuất phát triển dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao ĐBSCL

Thị trường gạo sẽ cạnh tranh gay gắt

Trao đổi với PV Diễn đàn doanh nghiệp, ông Phan Văn Có – Giám đốc Công ty TNHH Vrice cho hay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là khi chất lượng cũng như giá bán gạo Việt Nam đang có sự tương đồng rất lớn so với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, …

Thị trường xuất khẩu gạo

Thị trường xuất khẩu gạo được dự báo tiếp tục rộng mở

“Thời gian qua cũng như hiện nay, tất cả các giá thành đầu vào như là nhiên liệu, lao động tăng giá rất là cao làm cho cái giá thành sản phẩm là tăng giá so với thế giới. Trong khi đó, các nước lân cận như là Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ, giá thành xuất khẩu của họ là tương đồng và có thể rẻ hơn Việt Nam. Vì vậy, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài” – Ông Có nhấn mạnh.

Các chuyên gia nhận định, với những khó khăn về nguyên, nhiên liệu đầu vào đang ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, bởi khi giá nguyên liệu, nhiên liệu hay nhân công tăng cao buộc người nông dân, doanh nghiệp phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, đây cũng là yếu điểm lớn khiến việc canh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bị bất lợi.

Tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng: “Phân bón đang tăng, xăng dầu đang cao, giá nhân công tăng cao, mọi chi phí tăng cao thì nó ảnh hưởng đến cái giá đầu vào, tức là giá thành sản xuất ra một kilôgam lúa. Đương nhiên, trong đợt bão giá này thì nó tăng cao hơn so với giá người nông dân bán ra, như vậy ảnh hưởng ngay đến quyền lợi, thu nhập của nông sân”.

Chưa kể đến, chi phí logistics, thuê container, thuê tàu vẫn đang giữ ở mức cao khiến giá thành cạnh tranh của gạo Việt bị sụt giảm đáng kể.

“Mức giá cước vận tải đường biển cho xuất khẩu thì vẫn chưa có cái xu hướng giảm mà vẫn tiếp tục tăng, do vậy cộng thêm những cái cước phí tàu biển, giá xăng dầu cũng sẽ là những gánh nặng cho doanh nghiệp trong xuất khẩu thời gian tới. Đặc biệt là đối với các thị trường mà chúng ta phải sử dụng giao thông kể cả đường biển cũng như đường hàng không” – Ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh.

Thị trường gạo 6 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng?

“Lúa gạo của chúng ta trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục có nhu cầu tăng trưởng nhập khẩu và đặc biệt là từ các cái nước Châu Phi” – Đây là nhận định của Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Lê Thanh Hòa về tình hình thị trường gạo trong nửa cuối năm nay.

Nhu cầu mua gạo từ các thị trường đang tăng

Nhu cầu mua gạo từ các thị trường đang tăng

Ông Hòa còn cho biết thêm, không chỉ riêng Châu Phi mà nhu cầu từ các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia cũng sẽ tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukrainer khiến nguồn cung lương thực bị đứt gãy. Đặc biệt, việc Chính phủ Philippines cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (SPS-IC) cho các cái doanh nghiệp nhập khẩu gạo là một trong những dấu hiệu tích cực cho mặt hàng gạo vào thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam.

Từ biến động mạnh của nhu cầu gạo trên toàn cầu, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt trên 6,4 triệu tấn cao hơn 200.000-300.000 tấn so với năm 2021.

Song song với nhu cầu từ các thị trường tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần có kế hoạch đảm bảo nguồn cung phục vụ xuất khẩu. Theo TS Nghĩa, vấn đề hiện nay mà các doanh nghiệp cần quan tâm đó là làm sao để khuyến khích người nông dân tổ chức sản xuất trong cơn “bão giá”. Tuy nhiên, vấn đề này cần sự đồng hành rất lớn của doanh nghiệp với người nông dân.

Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm, Phó Cục trưởng Lê Thanh Hòa cho biết: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Quản lý chuyên ngành trong vấn đề đàm phán mở cửa thị trường để tháo gỡ, cũng như là mở cửa thêm cho các nông sản, thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Thêm vào đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn tiếp tục các cái chương trình phối hợp với Bộ Công thương trong vấn đề xúc tiến, đẩy mạnh cái việc xuất khẩu các cái hàng nông sản của chúng ta vào các thị trường”.

Có thể bạn quan tâm

  • Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ IV): Hoàn thiện chuỗi sản xuất gạo Việt

    Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (kỳ IV): Hoàn thiện chuỗi sản xuất gạo Việt

    03:30, 26/07/2022

  • Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (Kỳ III): Khẳng định vị thế gạo Việt

    Một triệu héc ta lúa chất lượng cao (Kỳ III): Khẳng định vị thế gạo Việt

    01:00, 24/07/2022

  • Bước ngoặt cho lúa gạo Việt Nam

    Bước ngoặt cho lúa gạo Việt Nam

    00:20, 11/07/2022

NGUYỄN QUANG