Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cần trao quyền cho nông dân

KHÁNH LINH 26/10/2022 15:00

Để ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, Việt Nam cần sự hỗ trợ của các nước G8. Đồng thời, nâng cao năng lực bảo tồn, quản lý ở địa phương để “trao quyền” cho nông dân ĐBSCL.

>>Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nghiêm trọng hơn vì biến đổi khí hậu

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện Việt Nam đã có nhiều biện pháp ứng phó nhưng chưa cải thiện được bao nhiêu. Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã trao đổi với ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam về vấn đề này.  

- Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về vấn đề môi trường tại Việt Nam hiện nay?

An ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh nguồn nước là 3 lĩnh vực then chốt của các quốc gia. Đây cũng là những lĩnh vực có thể gây ra xung đột trên thế giới khi các nguồn tài nguyên này cạn kiệt.

Trong 3 yếu tố trên, nước là nguồn tài nguyên dồi dào nhất. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp này, nước vẫn chưa được quản lý hợp lý dẫn đến ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, việc loại bỏ các chất ô nhiễm sẽ rất tốn kém. Trên thế giới có tới 80% lượng nước thải không được xử lý.

Tại Việt Nam, vào tháng 3/2018, Liên minh Nước sạch phối hợp vơi Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng đã công bố một báo cáo chi tiết về tác động của các ngành công nghiệp đối với chất lượng nước Việt Nam. Báo cáo cho thấy khoảng 70% chất thải từ các khu công nghiệp được thải trực tiếp ra môi trường. Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý rằng các mối nguy hại gia tăng đối với nguồn cung cấp nước của Việt Nam có thể làm giảm 6% GDP của quốc gia vào năm 2035.

Ngoài ra, ô nhiễm là mối nguy lớn nhất đối với các lưu vực nước, nơi cung cấp nước cho các phụ lưu trên khắp đất nước. Các vùng nông thôn Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các vấn đề vệ sinh nước với chỉ 39% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch. Do đó, cần phải áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện nguồn cung cấp nước sạch ở Việt Nam.

Ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam

Ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam

- Có ý kiến cho rằng, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa đối với 3 lĩnh vực then chốt nói trên. Quan điểm của ông như thế nào?  

Con người trên trái đất này đều cảm nhận được tác động của biến đổi khí hậu và cần phải thay đổi hành vi để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Nếu không thể đảo ngược các tác động của biến đổi khí hậu, hoặc nếu loài người chúng ta không thể hành động đủ nhanh để giảm thiểu tác động khiến tổn thất vượt quá ngưỡng phục hồi, thì theo thời gian nhân loại sẽ dần dần diệt vong. Tôi cho rằng, hiện nay 3 nguy cơ đáng lo ngại nhất là mực nước biển dâng cao, mức carbon dioxide và nhiệt độ toàn cầu tăng cao. 

>>>Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

>>>Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

- Liệu mối quan hệ giữa khí hậu và nguồn nước đã hoàn toàn mất đi sự cân bằng, thưa ông?

Tôi không nghĩ vậy. Mối quan hệ này đã có sự biến đổi. Có thể thấy bão xuất hiện ngày càng nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là sự cân bằng bị mất đi. Tôi cho rằng sự cân bằng này đã thay đổi và chungs ta không hề biết liệu sự thay đổi này là vĩnh viễn hay trở lại trung tâm theo thời gian hay không. Tôi không phải là một nhà khoa học nên tôi sẽ không đưa ra suy đoán nào kết quả này.

- Thưa ông, chúng ta có thể làm gì để giảm phát thải, ngăn ngừa biến đổi khí hậu và bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe dọa?

Theo tôi, việc giảm tiêu thụ theo thời gian sẽ làm giảm áp lực lên môi trường, bao gồm cả nguồn nước ngọt. Chúng ta cần nghiêm túc xem xét thói quen sống của mình và bỏ qua những nhạy cảm văn hóa để thảo luận thẳng thắn liệu thế giới cần gì để tồn tại trước áp lực dân số ngày một càng tăng. Thế giới là hữu hạn, loài người không thể phát triển và tiêu thụ không ngừng. Và việc hủy hoại môi trường đối với nhiều tài sản tự nhiên là nguyên nhân trực tiếp. Ai sẽ là đầu tàu đưa chúng ta thoát khỏi những thiệt hại không thể khắc phục được của chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tiêu dùng, cũng sống "nhẹ nhàng" hơn trên hành tinh trái đất?

Biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người dân

Biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người dân

- Theo ông, nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra đối với các nhà quản lý nhằm duy trì và phát triển bền vững nguồn nước là gì?

Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển một khuôn khổ pháp lý và thu hút nguồn lực quản trị. nhằm quản lý ô nhiễm và chất thải xâm nhập vào hệ sinh thái gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Bởi lẽ, do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của Việt Nam đang diễn ra quá nhanh. Trong khi đó, cơ quan lập pháp và quản lý hiện tại có nguy cơ bị tụt hậu do quy mô của vấn đề này ngày càng lớn.

Nếu nói về công nghệ nhằm xử lý ô nhiễm nước thải, hoặc một số dự án điển hình tôi nghĩ chúng ta có thể nhìn về Singapore, những người đã thiết lập các hệ thống đẳng cấp thế giới cho mục đích công nghiệp và cả mục đích sử dụng chung. Singapore hiện là một tấm gương tuyệt vời về cách quản lý các khu công nghiệp của họ và chúng ta có thể học hỏi nhiều điều từ họ.

- Để phát triển bền vững, theo ông Việt Nam cần những giải pháp gì?

Tính bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long là tiền tuyến của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ dù Việt Nam quyết định thế nào, thắng hay bại là kết quả chúng ta không lường trước được ở đây. Tôi chưa thể đưa ra ý kiến về luật và hệ thống. Chúng ta đã có những chuyên gia đầu ngành trong các ban cố vấn về Môi trường của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới.

Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam nghiên cứu. Thứ nhất là nâng cao nhận thức về các vấn đề nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long để kêu gọi sự hỗ trợ nhiều hơn từ các nước G8. Vì tôi cho rằng Việt Nam không thể tự giải quyết vấn đề này. Thứ hai, là xem xét cụ thể việc nâng cao bảo tồn nguồn nước, công nghệ quản lý cây trồng và cải thiện hệ thống quản lý địa phương để “trao quyền” cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long về công nghệ và khả năng tài chính để vượt qua những thách thức về tài nguyên nước.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

    Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

    04:30, 02/09/2022

  • Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 3): Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân

    Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 3): Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân

    03:30, 20/08/2022

  • Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 2): Tận dụng cơ hội kinh doanh mới

    Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 2): Tận dụng cơ hội kinh doanh mới

    02:30, 11/08/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

    20:00, 19/07/2022

  • Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 1): Net Zero và mục tiêu tăng trưởng xanh

    Ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ 1): Net Zero và mục tiêu tăng trưởng xanh

    02:03, 02/08/2022

KHÁNH LINH