Tiền Giang: Lan tỏa sức hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn

Lê Trang 11/05/2020 06:00

Sự hiện diện của hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn với những dự án trên nhiều lĩnh vực đã cho thấy quyết tâm của tỉnh Tiền Giang trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cửa ngõ kết nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, tỉnh Tiền Giang là địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhất là liên kết vùng. Tận dụng lợi thế này, tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu tiên mời gọi đầu tư, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính... 

Tận dụng lợi thế

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư của tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, kể từ sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang năm 2018, làn sóng các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh đã tăng nhanh.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, năm 2019 đã có trên 200 lượt nhà đầu tư đã đến khảo sát, tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh, tăng 54% so với năm 2018. Sở đã phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức 115 buổi họp chính thức để tiếp các nhà đầu tư, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ cho 85 lượt nhà đầu tư về quy trình thủ tục đầu tư, cung cấp thông tin dự án và khảo sát trực tiếp các dự án đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, Thaco, TNG, T&T, Thành Thành...

Thực hiện chủ trương của Chính phủ xây dựng “Nhà nước kiến tạo và lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ”, thời gian qua UBND tỉnh đề ra và triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ- CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh đề ra 08 nhóm giải pháp chủ yếu, kết quả đến giờ này, nhiều giải pháp đã mang lại kết quả hết sức cụ thể, như: Đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến DN, nhà đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường của DN. Tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc cho DN, cung cấp thông tin qua kênh Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương để nhà đầu tư,  DN, người dân tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng, nhất là về thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công, mời gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, ngân sách….

Bên cạnh làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh, nhiều doanh nghiệp của Tiền Giang như Công ty cổ phần Cảng Mỹ Tho, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tiền Giang, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng chợ Thiên Phú Đức, Công ty TNHH Thuận Phú, Hợp tác xã Rạch Gầm…. cũng tham gia đấu thầu thực hiện các dự án cảng du thuyền, khu nhà ở thương mại, chợ, khu dân cư và các dự án sản xuất, chế biến nông sản ứng dụng công nghệ cao...

Các giải pháp cải cách thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, thuế, bảo hiểm xã hội... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đã được Tiền Giang quyết tâm thực hiện đồng bộ, từng bước tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư tin tưởng, an tâm đầu tư phát triển kinh doanh và triển khai dự án.

Kết quả, trong năm 2019, Tiền Giang đã thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký mới 13.320,9 tỷ đồng, tuy ít hơn 3 dự án, nhưng vốn đầu tư đăng ký gấp 3,36 lần so với cùng kỳ năm 2018; bình quân vốn đầu tư của một dự án mới là 532,8 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân 141,5 tỷ đồng/dự án của năm 2018. Bên cạnh đó, có 3 dự án đăng ký tăng vốn với 494,5 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư thu hút được năm 2019 đạt 13.823,96 tỷ đồng, tăng 85,6% so với năm 2018.

Tăng tốc thu hút đầu tư

Năm 2020, tỉnh Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút 29 dự án với tổng vốn đầu đăng ký đạt 19.000 tỷ đồng (tăng 4 dự án và tăng 14% so với năm 2019). Trong đó, tỉnh chủ trương tập trung thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các khu công nghiệp Long Giang, Gò Công; các cụm công nghiệp Gia Thuận 1, Thạnh Tân, An Thạnh II; tổ chức xúc tiến, mời gọi đầu tư phát triển các cụm công nghiệp Tân Lý Đông, Mỹ Phước Tây và Long Bình.

Trong Quý 1 năm nay, mặc dù tình hình kinh tế suy giảm do dịch bệnh COVID–19 và thiên tai diện rộng nhưng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở Tiền Giang vẫn khả quan.

Nằm bên sông Tiền, TP. Mỹ Tho đang trên đà phát triển, là một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh Tiền Giang.

Nằm bên sông Tiền, TP. Mỹ Tho đang trên đà phát triển, là một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh Tiền Giang.

Theo ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, đối với 3 cây cầu nằm trong danh mục đầu tư công năm 2020 để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI (cầu Bình Xuân, Ngũ Hiệp, Trà Lọt), các địa phương cần nắm lại nguồn gốc đất của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Ông Lê Văn Hưởng cũng yêu cầu lấy 3 dự án này làm điểm trong công tác giải tỏa, đền bù để tạo thành một mô hình nhân rộng.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thanh Liêm, nhờ những nỗ lực khắc phục khó khăn, tăng cường xúc tiến đầu tư, quí I/2020, Tiền Giang đã thu hút thêm 3 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn, tăng hơn 50% so cùng kỳ năm trước và đạt 37,5% kế hoạch cả năm. Tổng vốn đầu tư của các dự án trên 1.026 tỷ đồng và diện tích đất công nghiệp cho thuê 10,7 ha. Ngoài ra, tỉnh có 8 lượt dự án điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn điều chỉnh tăng 15 triệu USD, tương đương 325,48 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 106 dự án đầu tư.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ xây dựng “Nhà nước kiến tạo và lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ”, thời gian qua UBND tỉnh đề ra và triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ- CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh đề ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu, kết quả đến giờ này, nhiều giải pháp đã mang lại kết quả hết sức cụ thể, như: Đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến DN, nhà đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường của DN. Tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc cho DN, cung cấp thông tin qua kênh Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương để nhà đầu tư,  DN, người dân tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng, nhất là về thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công, mời gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, ngân sách….

Trong số này có 75 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 52.824 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư FDI là 2.284,99 triệu USD, tương đương 48.042,45 tỷ đồng và tổng diện tích đất cho thuê trên 537 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích các khu công nghiệp.

Tiền Giang hiện có 4 khu công nghiệp gồm: Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, Dịch vụ dầu khí Soài Rạp; trong đó có 2 khu công nghiệp đã lấp đầy là Mỹ Tho và Tân Hương. Các khu công nghiệp nằm ở vị trí thuận lợi "trên bến dưới thuyền", trong vùng nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội nên được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Ông Nguyễn Đình Thông, Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, để chuẩn bị chủ trương đầu tư các công trình, dự án trong năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tăng cường nhân lực cho Phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư. Tổng số công trình, dự án dự kiến khởi công mới năm 2020 là 158 công trình, trong đó có 38 công trình, dự án phải giải phóng mặt bằng. Do đó, các địa phương cần chủ động và tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, sớm khởi công dự án.

Tỉnh cố gắng giải quyết mọi thủ tục đầu tư trong năm 2019, do đó, trong năm 2020, chủ yếu tập trung vào công tác kiểm tra, giám sát thực tế dự án để theo dõi, tham mưu UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh vốn các công trình. Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức tập huấn, triển khai Luật Đầu tư công sửa đổi và các văn bản có liên quan. Song để thực hiện có hiệu quả cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ đầu tư, sở, ngành, địa phương trong công tác triển khai các dự án, giải ngân, xử lý các vướng mắc... kể cả các dự án thuộc vốn ngân sách Trung ương.

Để tạo đà cho mục tiêu tăng tốc thu hút đầu tư trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư; chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững, hiệu quả và sáng tạo; nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh tế.

Tiền Giang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước đã đến Tiền Giang xây dựng kế hoạch đầu tư, như Tập đoàn Vincom với dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại, dịch vụ Mỹ Tho; Tập đoàn FLC với dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ Tiền Giang; Công ty cổ phần ô-tô Trường Hải với dự án Trung tâm Thương mại, dịch vụ Lương Phú; Tập đoàn T&T đang nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển khu đô thị tại thành phố Mỹ Tho; Tập đoàn Thiên Minh Đức đang nghiên cứu thực hiện dự án Tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng ở huyện Gò Công Đông; Tập đoàn Thành Thành Công đang nghiên cứu thực hiện dự án phát triển điện gió… Các dự án mới khá đa dạng ngành nghề, phù hợp định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh như công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại – dịch vụ, đô thị – dân cư, du lịch, y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Sức bật của Tiền Giang

    Sức bật của Tiền Giang

    11:30, 09/05/2020

  • Tiền Giang coi nhà đầu tư là cầu nối

    Tiền Giang coi nhà đầu tư là cầu nối

    11:30, 24/04/2020

  • Nông nghiệp: Trụ đỡ kinh tế Tiền Giang

    Nông nghiệp: Trụ đỡ kinh tế Tiền Giang

    11:30, 18/04/2020

  • Tiền Giang hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời COVID-19

    Tiền Giang hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời COVID-19

    05:00, 16/04/2020

Lê Trang