Có hay không việc “găm hàng” để tăng giá thịt lợn?

Chuyên gia Vũ Vinh Phú 17/12/2019 11:00

Các Hiệp hội chăn nuôi phía Nam thừa nhận, có hiện tượng “găm hàng” của một số công ty lớn nên sẽ không bao giờ mua được số lượng theo hợp đồng đã ký.

Thông tin báo chí ngày 16/12/2019 cho biết, theo phản ảnh của bà con kinh doanh thịt lợn ở chợ, Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ và Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, có hiện tượng tăng giá mạnh trong 1-2 tháng qua là do một số công ty chăn nuôi lớn găm hàng đầu cơ tăng giá có tính chất lợi dụng những khó khăn tạm thời của giá thịt lợn trên thị trường hiện nay.

Giá lợn hơi trên thị trường được hình thành một cách vô lý bởi yếu tố “găm hàng” nhằm tăng giá.

Giá lợn hơi trên thị trường được hình thành một cách vô lý bởi yếu tố “găm hàng” nhằm tăng giá.

Cụ thể, Công ty CP miền Bắc ngày 15/12 tiếp tục điều chỉnh tăng ngày thứ 6 liên tục thêm 2.000đ/kg hơi, giá bán là 81.000đ/kg. Trước đó, ngày 14/12 hàng loạt các công ty chăn nuôi lớn như Japfa tăng 4.000đ/kg và giá bán ra là 86.000đ/kg, Công ty Emivest tăng 1.000đ/kg và giá bán ra là 84.000đ/kg. Công ty CJ tăng 1.000đ/kg và giá bán ra là 83.500đ/kg.

Có thể bạn quan tâm

  • Thịt lợn tăng giá do đầu nậu và trung gian “bắt tay nhau” 

    Thịt lợn tăng giá do đầu nậu và trung gian “bắt tay nhau” 

    11:32, 23/11/2019

  • Bộ Công Thương nêu giải pháp bình ổn thịt lợn

    Bộ Công Thương nêu giải pháp bình ổn thịt lợn

    18:47, 12/12/2019

  • Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, thịt gà

    Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, thịt gà

    09:00, 10/12/2019

  • Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, sẽ nhập khẩu từ các nước Việt Nam có ký kết FTA

    Thiếu hụt 200.000 tấn thịt lợn, sẽ nhập khẩu từ các nước Việt Nam có ký kết FTA

    16:03, 02/12/2019

  • Giá thịt lợn kéo CPI Hà Nội tăng

    Giá thịt lợn kéo CPI Hà Nội tăng

    11:15, 28/11/2019

Tuy đã tăng giá khá cao, nhưng theo phản ánh việc mua lợn hơi ở những đơn vị này không dễ dàng. Họ buộc phải mua theo giá thị trường, nghĩa là phải cộng thêm 4.000-6.000đ/kg so với giá công ty công bố mới có lợn mà bán. Hợp đồng cung cấp cho khách hàng 2.000 con/ngày, nhưng chỉ giao 500-600 con/ngày.

Các Hiệp hội chăn nuôi phía Nam thừa nhận, có hiện tượng “găm hàng” của một số công ty lớn nên sẽ không bao giờ mua được số lượng theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, nếu trả thêm 3 đến 5 giá thì có lợn ngay, tóm lại phải thêm vài giá mới mua được một cách “trọn vẹn”.

Thống kê cho thấy, một vài tháng gần đây lượng sử dụng lợn hơi trên thị trường đã giảm 1/3 so với trước khi có đợt tăng giá mạnh trong vài tháng qua, giá lợn hơi vẫn tăng mạnh ở các vùng miền trong cả nước, có địa phương đã chạm ngưỡng 92.000đ/kg hơi.

Nếu đúng như báo chí phản ánh thì rõ ràng có vấn đề “găm hàng” đầu cơ tăng giá một cách vô lý đối với lợn hơi của một số nhà chăn nuôi lớn phía Nam. Điều này sai với chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn giá cả thịt lợn và giá cả thị trường, nhất là trong những ngày sắp đến Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020. Thịt lợn tăng giá vô lý làm cho bà con kinh doanh thịt lợn gặp khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến túi tiền của người tiêu dùng.

Giá lợn hơi trên thị trường được hình thành một cách vô lý bởi yếu tố “găm hàng” nhằm tăng giá. Do đó, tôi đề nghị các cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế, giá cả tài chính cần vào cuộc sớm để kết luận chính xác vấn đề nóng bỏng này. Làm rõ sự thực theo phản ánh của báo chí, các hiệp hội chăn nuôi và bà con tiểu thương. Cần rà soát, kiểm tra giá bán lợn hơi của các công ty chăn nuôi lớn tại miền Bắc, miền Trung nếu có những hiện tượng này cũng phải xử lý kiên quyết.

Luật giá đã quy định, trong những trường hợp cần thiết các cơ quan quản lý giá ở các địa phương và trung ương có thể áp dụng hình thức kê khai giá để kiểm soát thị trường giá cả tránh đầu cơ lợi dụng tăng giá. Thiết nghĩ, đây là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để sớm trả lời trước công luận, người tiêu dùng cũng toàn xã hội.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú