[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế trong cuộc họp

Tác giả: Trần Ngọc Thanh (D44 xã Đức Hòa, Mộ Đức, Quảng Ngãi) 25/07/2019 07:07

Mong sao có nhiều cuộc họp kiểm điểm cuối năm đi vào thực chất, cá nhận mạnh dạn góp ý xây dựng cho nhau, góp ý cho lãnh đạo và ngược lại.

Mỗi cơ quan, đơn vị hàng năm có rất nhiều cuộc họp lấy ý kiến, góp ý, bàn bạc, trao đổi, thảo luận, thống nhất, sơ kết, tổng kết… Cuối năm càng nhiều cuộc họp, trong đó có góp ý và xếp loại chất lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Hẳn ai làm ở cơ quan, đơn vị nhà nước từng cũng nhận được mẫu bản kiểm điểm cá nhân. Nội dung thường như nhau, năm mới giống năm cũ như nêu ưu và khuyết điểm, kết quả công tác, hạn chế, nguyên nhân, phương hướng và biện pháp khắc phục, tự nhân mức phân loại chất lượng, sau cùng là phần ghi kết quả của lãnh đạo.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Đám cưới đừng nên thực dụng và rình rang!

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Đám cưới đừng nên thực dụng và rình rang!

    05:19, 24/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần sự tử tế trong phản biện

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Cần sự tử tế trong phản biện

    06:02, 23/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế trong hoạt động du lịch

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Tử tế trong hoạt động du lịch

    11:06, 22/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Chuyện

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Chuyện "đỡ nhiều lắm" ở quán cơm xã hội Nụ Cười 2

    06:00, 20/07/2019

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Góp ý xây dựng, đừng vội “ném đá”

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Góp ý xây dựng, đừng vội “ném đá”

    06:29, 19/07/2019

Theo đó, mỗi người phải tự viết bản kiểm điểm rồi đọc tại cuộc họp cho các đồng nghiệp góp ý. Đây là phương pháp tốt giúp người làm việc nhận ra khuyết điểm để rèn luyện tốt hơn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực… Tiếc rằng không ít cuộc họp ở nhiều nơi diễn ra đại khái, im lặng, ngại góp ý cho đồng nghiệp vì sợ đụng chạm, có trường hợp còn sợ mất phiếu bầu danh hiệu cho mình.

Nhiều người chọn cách im lặng vì nghĩ rằng “Dĩ hòa vi quý” cho nó lành, tệ hại hơn là có người sợ mất phiếu bầu bình chọn danh hiệu cho mình nếu góp ý mà đồng nghiệp không thích, góp ý cho cấp lãnh đạo còn khó hơn vì tâm lý sợ ghét bỏ dù nói đúng sự thật. Hơn nữa, nội dung họp kiểm điểm tổ chức và cá nhân cuối năm, trừ những người im lặng, phần lớn ý kiến góp ý lấy lòng nhau như là “Làm việc tốt, năm nay càng giỏi hơn các năm trước”, “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Phải chăng, từ đó làm cho người ta im lặng hay có ý kiến chỉ khen ngợi ? Nơi làm việc thì ít ai muốn góp ý những sai trái của người khác để sửa chữa, góp phần ngăn chặn cái xấu. Sự thờ ơ và lạnh lùng cứ diễn ra, ngày càng nhiều theo chiều hướng tiêu cực.

Vì sao nên nỗi ? Có lẽ nhiều nguyên nhân, hẳn trước đó có ai góp ý đã bị cô lập hay trù dập khiến số đông còn lại lo ngại hoặc sợ trả thù, không tin vào lẽ phải và cán cân công lý mà chỉ tin sự tranh giành, chạy chọt, quyền lực. Một khi cái sai được ủng hộ, trắng đen bị đảo lộn, xuất hiện tâm lý hoài nghi, không tin vào lẽ phải, sự nghiêm minh của pháp luật. Từ đó, dẫn đến suy nghĩ “im lặng là vàng” để được yên thân, chuyện ai mặc kệ miễn sao không đụng tới mình.

Trong cuộc họp với mục đích điểm kiểm mà cứ im lặng hoặc khen nhau hoài, hiếm ai phê bình góp ý cho đồng nghiệp sửa sai để làm việc tốt hơn đã làm cho cuộc họp trờ thành hình thức, không còn ý nghĩa trong sinh hoạt và tổ chức họp. Đồng nghiệp sẽ không thấy được sai xót để khắc phục, nhân vô thập toàn, có ai hoàn thiện hết đâu! Tất nhiên khi góp ý cần lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, không vì động cơ cá nhân.

Thiết nghĩ, hãy tử tế trong cuộc họp. Trong đó có cuộc họp kiểm điểm tổ chức và cá nhân hàng năm. Mỗi thành viên nên xem ý kiến khác nhau khi nhận xét góp ý cho đồng nghiệp là chuyện bình thường. Về phía người nghe góp ý cũng đừng cho những gì trái với ý kiến của mình là sai mà nên phân tích làm rõ, khách quan khi bỏ phiếu bình bầu cho đồng nghiệp. Nếu nói những lời có sẵn quen thuộc cho vừa lòng nhau mà lại không đúng với sự thật sẽ làm cho người được góp ý không nhận ra khuyết điểm, cứ nghĩ mình đã làm tốt, chẳng cần phải sửa chữa. Rất tai hại!

Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Người chủ trì và lãnh đạo rất quan trọng trong các cuộc họp, nếu gợi mở phát huy tính dân chủ ngay từ đầu cuộc họp sẽ tạo điều kiện cho nhiều cá nhân hưởng ứng phát biểu ý kiến, mạnh dạn nói lên suy nghĩ, góp ý cho đồng nghiệp, hẳn có nhiều ý kiến nói lên sự thật góp phần làm cho tổ chức trong sạch và vững mạnh hơn.

Mong sao có nhiều cuộc họp kiểm điểm cuối năm đi vào thực chất, cá nhận mạnh dạn góp ý xây dựng cho nhau, góp ý cho lãnh đạo và ngược lại. Từ đó mỗi cá nhân sẽ biết khuyết điểm để khắc phục, cấp dưới không chỉ biết nghe và làm theo mà còn góp ý cho lãnh đạo trong công việc quản lý điều hành. Lúc đó, cuộc họp sẽ trở nên thực chất. Cần vai trò nêu gương từ người chủ trì, lãnh đạo phát huy dân chủ.

Tác giả: Trần Ngọc Thanh (D44 xã Đức Hòa, Mộ Đức, Quảng Ngãi)