[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Những người lính thời "đại dịch"

Khánh Hà 02/03/2020 16:26

Trước cái rét căm căm của sương mù vùng cao, gương mặt rắn rỏi của người lính vẫn nở nụ cười: "Có gì đâu? Lính mà!"

Đêm biên giới, nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa phùn rét buốt, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫn căng mình trực chiến phòng chống dịch.

Các chiến sỹ bộ đội biên phòng phải ngày đêm chốt chặn trên tất cả các con đường ở vùng biên giới, để không một ai vượt biên từ Trung Quốc trở về mà không được kiểm tra y tế.

Không điện, sóng điện thoại chập chờn, có người trực xuyên Tết nhưng vẫn gắng bám trụ đến ‘hết dịch mới về’.

Những bữa cơm ăn vội, những đêm trắng đi tuần tra, trước cái rét căm căm của sương mù vùng cao, gương mặt rắn rỏi của người lính vẫn nở nụ cười: "Có gì đâu? Lính mà!"

Người về từ vùng dịch được cách ly trong doanh trại quân đội. Ảnh VNE

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Bản Lầu tuần tra trong đêm.

25 ngày tính từ thời điểm nhận nhiệm vụ trực Tết Nguyên đán, thượng úy Triệu Tiến Ngân (39 tuổi, nhân viên đội phòng chống ma túy và tội phạm, đồn biên phòng bản Lầu, Bộ đội biên phòng Lào Cai) chưa về với gia đình. Trực tết xong, anh nhận luôn nhiệm vụ trực chiến về dịch nơi miền biên viễn.

Những phút

Những phút "nghỉ vội" của các chiến sỹ sau một đêm tuần tra ròng rã

"Ở đây sóng yếu, anh em phải lên nơi cao mới gọi điện được về. Vợ con gọi điện hỏi thăm nhưng mình nói mong vợ hiểu, thông cảm vì anh em ứng trực không về được. Vợ cũng lo lắng, căn dặn mình đeo khẩu trang cẩn thận", thượng úy Ngân trải lòng.

Các thành viên trong tổ công tác chuẩn bị cho bữa cơm tối giữa núi rừng đầy sương muối. Ảnh Tuổi trẻ

Các thành viên trong tổ công tác chuẩn bị cho bữa cơm tối giữa núi rừng đầy sương muối. Ảnh Tuổi trẻ

Biên giới những ngày này mưa gió rét buốt, thượng úy Ngân nhớ ngày đầu tiên dựng lều dã chiến mưa tầm tã, mất cả ngày trời anh em đi vận động đất của bà con trong thôn, san lấp nền mới dựng xong lều dã chiến. Từ bấy đến nay, anh em trong tổ công tác thay nhau túc trực, tuần tra nơi biên giới 24/24.

Bộ đội biên phòng đốt lửa cho đỡ lạnh khi nhiệt độ khu vực biên giới chỉ 8-12. ẢnhVNE

Bộ đội biên phòng đốt lửa cho đỡ lạnh khi nhiệt độ khu vực biên giới chỉ 8-12. ẢnhVNE

Trong căn lều dã chiến rộng vỏn vẹn chừng 12m2, kê hai chiếc giường với đầy đủ quân tư trang, anh em bộ đội thay nhau canh gác. Biên giới gần dân, họ thay nhau xuống bản kiếm thức ăn về nấu cơm ngay tại nơi lán tạm.

Có thể bạn quan tâm

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Người nối dài sự sống cho bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Người nối dài sự sống cho bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo

    11:00, 27/02/2020

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Vị bác sỹ gần 90 tuổi và phòng khám miễn phí cho người nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Vị bác sỹ gần 90 tuổi và phòng khám miễn phí cho người nghèo

    11:40, 26/02/2020

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Quán cơm chay miễn phí ấm lòng người nghèo ở Vĩnh Long

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Quán cơm chay miễn phí ấm lòng người nghèo ở Vĩnh Long

    11:23, 26/02/2020

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Ngôi chùa 40 năm chữa xương khớp miễn phí cho người nghèo

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Ngôi chùa 40 năm chữa xương khớp miễn phí cho người nghèo

    11:23, 25/02/2020

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Penny - Tuổi 16 và ước mơ về những đôi mắt sáng

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Penny - Tuổi 16 và ước mơ về những đôi mắt sáng

    12:25, 24/02/2020

  • [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Khẩu trang chưa hạ nhiệt, “khẩu nghiệp” đã lên ngôi!

    [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Khẩu trang chưa hạ nhiệt, “khẩu nghiệp” đã lên ngôi!

    02:41, 22/02/2020

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, nhiều đơn vị, doanh trại của các chiến sỹ trở thành khu cách ly. Khi đó, các chiến sỹ bộ đội lại phải rời doanh trại ra rừng mắc lều dã chiến ở, còn doanh trại nhường lại cho nhân dân.

Hành quân dã ngoại lên rừng, nhường doanh trại cho nhân dân.

Các chiến sỹ bộ đội phải hành quân dã ngoại lên rừng, nhường doanh trại cho nhân dân.

Tại các địa điểm cách ly, lực lượng quân y của đơn vị và quân y tăng cường, y tế địa phương, nuôi quân, bảo vệ, công an địa phương và các lực lượng bảo đảm khác sẽ chia nhau phụ trách công việc. Bộ đội đảm bảo các điều kiện ăn, ngủ, sinh hoạt... Bác sĩ quân y thường xuyên kiểm tra sức khoẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh. Người bị sốt sẽ được chuyển ngay vào bệnh viện dân y gần nhất.

Người về từ vùng dịch được cách ly trong doanh trại quân đội. Ảnh: Giang Huy

Người về từ vùng dịch được cách ly trong doanh trại quân đội. Ảnh: Giang Huy

Lực lượng hậu cần của Trung đoàn 123 làm việc liên tục để nấu ăn phục vụ cho hơn 400 công dân, giúp người dân đảm bảo sức khỏe trong quá trình cách ly tại đơn vị.

Lực lượng hậu cần của Trung đoàn 123 làm việc liên tục để nấu ăn phục vụ cho hơn 400 công dân, giúp người dân đảm bảo sức khỏe trong quá trình cách ly tại đơn vị.

Mỗi người ở khu vực cách ly có chế độ 57 nghìn đồng tiền ăn một ngày, chia làm ba bữa, bữa sáng 11 nghìn đồng, bữa trưa và tối đều 23 nghìn đồng.

Mỗi người ở khu vực cách ly có chế độ 57 nghìn đồng tiền ăn một ngày, chia làm ba bữa, bữa sáng 11 nghìn đồng, bữa trưa và tối đều 23 nghìn đồng.

Những suất cơm được các chiến sỹ trao tận tay cho người dân.

Những suất cơm được các chiến sỹ trao tận nơi khu cách ly.

 tại trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội).

Suất ăn tại trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội).

Người lính cũng là con người, họ cũng có gia đình vợ con, họ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh như người thường, họ cũng sợ nhiễm bệnh chứ không phải siêu nhân nào đó. Nhưng khi đã mang trên mình màu xanh áo lính, là "Bộ đội Cụ Hồ" họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo hoặc những thứ tốt nhất cho đồng bào mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn luôn có mặt ở tuyến đầu.

Để góp phần chung tay xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp, Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ.

Trân trọng cảm ơn.

Khánh Hà