SÁCH HAY CUỐI TUẦN: 10% hạnh phúc hơn
Bạn cảm thấy hạnh phúc, hài lòng thực sự khi bạn được trở thành một người hữu dụng.
Bạn cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi bạn tạo ra giá trị cho một người nào đó, có thể là sếp bạn, bố mẹ bạn, hay thậm chí chính bản thân bạn.
Giống như Emerson đã từng nói: “Mục đích của cuộc sống không phải là để được hạnh phúc. Đó là sống một cuộc đời có ích, một cuộc đời đáng được tôn trọng, là san sẻ tình yêu thương, tạo ra những sự khác biệt mà chính nhờ đó, bạn sống tốt hơn”.
“Sản phẩm tặng kèm” của sự hữu dụng
Ai đã từng chắc nịch rằng, mục đích cuối cùng của cuộc sống là tìm thấy hạnh phúc.
Tại sao chúng ta lao đầu như những con thiêu thân vào những nỗi đau khổ, những tình cảnh tiến thoái lưỡng nan? Sau tất cả, bạn làm như vậy, chỉ để bạn có cơ hội được “chạm” vào hạnh phúc.
Tôi tin rằng mình không phải người duy nhất cho rằng hạnh phúc là đích đến của cuộc sống. Nếu không tin, bạn thử nhìn quanh mình xem, ai cũng đang làm đủ mọi điều để tìm niềm vui đấy thôi.
Thật ra, hạnh phúc không phải thứ có thể có được một cách trực tiếp, nhưng hoàn toàn có thể có được thông qua gián tiếp.
Nói đơn giản, hạnh phúc chỉ là một sản phẩm tặng kèm. Muốn có được sản phẩm này, trước tiên theo tôi, chúng ta phải sở hữu một sản phẩm chính mang tên Sự hữu dụng.
Muốn mình trở thành một người hữu dụng, bạn không cần cố gắng thay đổi thế giới, bạn chỉ cần làm những việc nhỏ giúp cho thế giới tốt đẹp hơn, dù chỉ một chút.
Bạn có thể giúp sếp làm một số việc mà không thuộc trách nhiệm của bạn. Bạn có thể viết báo về những kinh nghiệm bạn có được trong cuộc sống.
Làm bất cứ thứ gì khiến bạn trở nên có ích. Tư duy khác đi, trong mọi thứ bạn vẫn làm đều có thể có ích cơ mà?
Nếu bạn làm những việc có ích mỗi ngày, chúng sẽ cộng dồn cho hạnh phúc của bạn có được sau này.
Nếu bạn nghĩ điều này bây giờ là tầm thường và vớ vẩn, hãy thử quay đầu nhìn lại: “Khi giá trị hữu dụng của bạn bằng 0, không ai nhớ đến bạn, liệu bạn có cảm thấy vui vẻ được không?”.
Tìm kiếm thành công
Người trẻ nào cũng đều muốn thành công. Tuy nhiên, khi đã thành công rồi, ta mới hiểu hết hạnh phúc của người thành công là thế nào. Không ai có thể hạnh phúc từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cũng không thể kéo dài từ giờ này qua giờ khác. Những lúc lúc được vinh danh hay khen ngợi, những lúc được mọi người ngước nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ... quả thật là hạnh phúc. Cảm giác ấy vô cùng đặc biệt mà người chưa thành công không thể nào cảm nhận được.
Nhưng, cuộc sống đâu chỉ có những khoảnh khắc đó mà còn là những khi ta phải làm việc không thích; khi về lại gia đình và ở bên người thân yêu - những người không mấy quan tâm đến sự thành đạt hay danh tiếng của ta; khi phải đương đầu giải quyết khó khăn, đối mặt với rất nhiều bất lợi. Ta đâu thể nào luôn hạnh phúc.
Thực tế có nhiều người rất thành đạt, nhưng vì không đủ bản lĩnh để làm chủ sự thành công. Đó là lý do mà người trẻ cứ hoài nghi: liệu người thành công có thực sự hạnh phúc không, muốn thành công thì phải đánh đổi hạnh phúc hay sao, hoặc phải là hạng siêu xuất lắm thì mới có thể vừa thành công vừa hạnh phúc. Thành công phải gắn liền với hạnh phúc, người thành công phải nhiều hạnh phúc hơn người không thành công, thành công mà không hạnh phúc thì thành công để làm gì?
Nhưng phải tự học cách thấy hạnh phúc từ những giá trị khác. Bởi cuộc sống còn nhiều giá trị khác chứ không phải chỉ có những gì ta đạt được mới đáng trân quý. Cho nên, ngoài công việc ra, bất kỳ nơi nào có mặt, ta cũng gắng tìm thấy hạnh phúc ở nơi đó. Một trong những điều kiện cơ bản nhất để hạnh phúc, đó là ta phải có mặt một cách trọn vẹn, phải thấy được giá trị đích thực của những gì đang tiếp xúc, phải dành ra thời gian để tận hưởng và kết nối thật sâu sắc với chúng.
Nếu chưa thể tìm thấy sự sống an vui đích thực ngay trong công việc, ta hãy tách công việc ra một bên và cuộc sống ra một bên. Khi xong việc rồi, ta trở về ngay cuộc sống với tâm hồn rộng mở, sẵn sàng kết nối và nâng niu những giá trị hiện hữu xung quanh, nhất định không để cho công việc lấn chiếm. Thực ra, chính thời gian hoà mình vào cuộc sống để có được sự thư giãn, bình an, sáng suốt, ta mới có thêm “nhiêu liệu” mà “chiến đấu” và làm chủ công việc.
Và điều quan trọng hơn, hãy học cách chia sẻ thành công cho cộng đồng. Nhiều người đã dám trích ra phần không nhỏ trong tài sản của mình để hiến tặng cho cộng đồng, xem đó như là một sự đền ơn, là bổn phận. Hầu hết những người đã và tiếp tục thành công một cách bền vững đều nắm rất vững nguyên tắc sẻ chia này.
Có thể bạn quan tâm
Hạnh phúc và sáng tạo đích thực thời COVID-19
10:35, 23/09/2020
"Chiến đấu" với COVID-19 vì một hạnh phúc chung!
06:25, 09/09/2020
Bí quyết sống hạnh phúc của người Bắc Âu
10:20, 23/08/2020
Kích hoạt doanh nghiệp hạnh phúc trong thời kỳ Covid-19
12:27, 18/08/2020
Để thành công, Bill Gates, Elon Musk và Mark Cuban phải từ bỏ 3 thói quen xấu này
15:09, 24/09/2020
Khởi nghiệp cần thời gian bao lâu để thành công
04:56, 24/09/2020
10% HẠNH PHÚC HƠN đưa độc giả trên một hành trình từ thánh địa tin tức với cung đường Vành đai tôn giáo của Mỹ, và lưu lại một cuộc phiêu lưu có thể thực sự thay đổi cuộc sống của họ.
Dan Harris bắt tay vào một cuộc phiêu lưu bất ngờ, kỳ lạ, vui nhộn và hoài nghi sâu sắc qua thế giới tâm linh, và khám phá ra con đường có được hạnh phúc mà thực sự có thể thực hiện.
Sau khi bị hoảng loạn trên truyền hình toàn quốc, Dan Harris biết rằng anh phải thay đổi. Một người vô thần như anh bắt đầu dấn thân vào một cuộc phiêu lưu kỳ quái liên quan đến một mục sư bị thất sủng, một bậc thầy bí ẩn và một nhóm các nhà khoa học thần kinh. Cuối cùng, Harris nhận ra rằng nguồn gốc của những vấn đề là thứ mà anh luôn nghĩ là tài sản lớn nhất của mình: tiếng nói nội tâm, thứ đã đẩy vượt lên trên hàng ngũ của môi trường siêu cạnh tranh, nhưng cũng đẩy anh đến những quyết định cực kỳ ngu ngốc, kích động sự điên cuồng trong anh.