Khởi tố hình sự nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động

Thu Hà 14/05/2020 00:10

Nữ giám đốc công ty AEO Nguyễn Thị Huyền đã bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương khởi tố hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới hơn 1 tỷ đồng từ hoạt động xuất khẩu lao động.

Nguyễn Thị Huyền SN 1977, trú thôn Bằng Giã, xã Tân Việt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, giám đốc công ty AEO thành lập năm 2014, địa chỉ tại đường Trường Chinh, P.Tứ Minh, TP. Hải Dương. Công ty đã thay đổi đăng ký 4 lần,  ngành nghề đăng ký kinh doanh: dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước, ngoài nước.

Nguyễn Thị Huyền từ Nhật Bản lao động trở về nước cùng chồng tham gia điều hành công ty AEO. Được biết, Huyền có trình độ Đại học, tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân; từ năm 2012 đến năm 2015 đi lao động tại Nhật Bản, đọc thông, viết thạo tiếng Nhật Bản nên các thông tin trên các bản hiệp định, hợp đồng, Huyền đều hiểu rõ, thậm chí, đã thấy được sự mâu thuẫn trong các tài liệu trên nhưng từ tháng 11/2018 đến nay vẫn sử dụng để tuyên truyền, lôi kéo, liên tục tổ chức nhiều đợt tuyển, thu tiền của người lao động để thu tiền là bất hợp pháp.

Trước đó, cuối năm 2019 nhiều người dân tại thành phố Hải Dương đã đồng loạt làm đơn tố cáo công ty TNHH TM phát triển nhân lực AEO có dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Các ông bà Nguyễn Thị N; Phạm Thị Đ; Nguyễn Thị L và ông Nguyễn Đình B, cùng trú tại tỉnh Hải Dương, gửi đến Phòng an ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hải Dương, tố giác Nguyễn Thị Huyền lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 53 người lao động với tổng số tiền là 1.037.000.000 đồng.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, một số người dân cho biết cụ thể: họ đã nộp hồ sơ, tiền đặt cọc, phí ăn ở và nhập học cho công ty với số tiền là 16 triệu đồng/người. Sau đó được đào tạo tiếng Nhật một tháng. Sau khi hoàn thành việc học tiếng thì bất ngờ chúng tôi nhận được thông báo từ phía công ty rằng đã có tư cách lưu trú tại Nhật Bản, theo đó, công ty yêu cầu nộp thêm tiền để làm thủ tục xuất cảnh, những người này đã nộp mỗi người 100 USD tiền “chống trốn” và 1,9 triệu đồng phí xuất cảnh cho Công ty AEO.

Reuj sở công ty AEO thời điểm đang hoạt động

Trụ sở công ty AEO thời điểm đang hoạt động

Tuy nhiên, sau khi đóng tiền làm các thủ tục để được đi XKLĐ, người lao động mới tá hỏa phát hiện ra sự thực không đúng như công ty này hứa.

Sau khi văn phòng CSĐT tiếp nhận hồ sơ của người dân đã tiến hành lấy lời khai của 38 lao động. Quá trình điều tra xác minh lời khai của người dân các lao động đã hoàn thiện khóa học do công ty AEO tổ chức từ tháng 12-2019 đến tháng 1-2020, họ đã ký hợp đồng nội và hợp đồng ngoại trong thời gian đang tham gia lớp học tiếng Nhật Bản tại Công ty AEO theo hướng dẫn của Huyền. Những lao động đã nộp số tiền 1000 USD + 11.900.000 đồng cho Công ty AEO...

Tuy nhiên đến nay, những lao động vẫn chưa được xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhiều lần họ đến công ty đòi tiền nhưng chỉ đòi được hồ sơ mà không đòi được tiền. Một số người lao động khác nộp 10 triệu đồng tiền đặt cọc cho công AEO từ tháng 2-2019 đến tháng 3-2019 nhưng trong quá trình làm hồ sơ , thủ tục, họ thấy có nhiều lao động đến Công ty AEO đòi tiền do không đi xuất cảnh được mà Công ty AEO vẫn tiếp tục tuyển dụng, thu tiền của họ nên họ yêu cầu Huyền trả lại tiền đặt cọc nhưng đến nay Huyền vẫn chưa trả được.

Trước đó, đại diện Sở LĐTBXH Hải Dương cho biết: Trên địa bàn hiện có 3 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh được Bộ LĐTBXH cấp giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó không có Công ty TNHH Thương mại Phát triển Nhân lực AEO. Chính vì thế Công ty AEO không được phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Được biết, hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp được cấp giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp phép: Doanh nghiệp có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ LĐTBXH.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Một doanh nghiệp cấp nước liên tục bị phá hoại đường ống

    Hải Dương: Một doanh nghiệp cấp nước liên tục bị phá hoại đường ống

    09:30, 11/05/2020

  • Ô nhiễm nguồn nước - Hải Dương thờ ơ, Hải Phòng lãnh đủ: Tổng cục Thủy lợi yêu cầu báo cáo

    Ô nhiễm nguồn nước - Hải Dương thờ ơ, Hải Phòng lãnh đủ: Tổng cục Thủy lợi yêu cầu báo cáo

    04:50, 07/05/2020

  • Hải Dương có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

    Hải Dương có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

    17:55, 10/05/2020

  • Hải Dương: Cần thực hiện nghiêm kết luận thanh tra về nhà máy nước An Phượng

    Hải Dương: Cần thực hiện nghiêm kết luận thanh tra về nhà máy nước An Phượng

    20:03, 27/04/2020

Thu Hà