Xe “luồng xanh” còn “mắc kẹt” tại điểm chốt tỉnh Hà Tĩnh

NGỌC THÁI 23/08/2021 11:36

Để lưu thông hàng hoá trong thời gian các địa phương đang phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 19/7, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã đưa phần mềm đăng ký thẻ nhận diện vào hoạt động.

Theo đó, thông qua phầm mềm tại địa chỉ http://luongxanh.drvn.gov.vn, thông qua Sở GTVT 63 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, các đơn vị vận tải sẽ gửi hồ sơ đăng ký để nhận, cấp thẻ có mã vạch QR để trình diện các cơ quan chức năng khi lưu thông trên các tuyến đường theo quy định.

Và, các đơn vị vận tải muốn được cấp thẻ nhận diện QR thì phải đáp ứng được các yêu cầu đối với các trường hợp như sau:

Là ôtô chở các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, vận chuyển thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19, gas, xăng dầu; xe vận chuyển hàng cứu trợ.

Đối với các loại xe do ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại địa phương cho phép hoạt động gồm: ôtô vận chuyển công nhân, người lao động, chuyên gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, xe vận chuyển người từ vùng dịch về các địa phương.

Người và phương tiện vận tải mặc dù đã được cấp thẻ nhận diện QR để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu sang Lào nhưng khi qua chốt kiểm soát trên đường Hồ Chí Minh vẫn bị lực lượng chức năng phía tỉnh Hà Tĩnh gây khó khăn

Người và phương tiện vận tải mặc dù đã được cấp thẻ nhận diện QR để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu sang Lào nhưng khi qua chốt kiểm soát trên đường Hồ Chí Minh vẫn bị lực lượng chức năng phía tỉnh Hà Tĩnh gây khó khăn (ảnh chụp vào khoảng 11h ngày 23/8)

Các đơn vị khi đăng ký, nhận thẻ QR đối với phương tiện do mình quản lý cũng phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Sở GTVT các tỉnh, thành cũng sẽ được giao nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, hồ sơ đăng ký và trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp trong vòng 24h.

Bên cạnh đó, Tổng Cục đường bộ cũng yêu cầu các đơn vị vận tải, lái xe phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã đăng ký khi cấp thẻ nhận diện QR và các thông tin cung cấp cho các chốt kiểm soát và các sở giao thông vận tải trong quá trình vận chuyển.

Đây được xem là giải pháp tối ưu để giảm ùn tắc, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, thông thương qua lại cho các đơn vị, doanh nghiệp trong vùng đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Việc cấp mã nhận diện QR cũng sẽ giúp ngành chức năng, các chốt kiểm soát dịch COVID-19 ở địa phương giảm nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi tiếp xúc, thực thi công vụ…

Tuy nhiên, tình trạng “lỗi” phần mềm khi quét thẻ nhận diện QR dán trên phương tiện vận tải dẫn đến việc lực lượng chức năng loay hoay, lúng túng xử lý khiến tình trạng “mắc kẹt” tại các điểm chốt giáp ranh giữa 2 tỉnh, thành vẫn còn xảy ra.

“Tối 21/8, đơn vị chúng tôi phát lệnh cho 2 xe xuất phát từ cảng Cửa Lò, Nghệ An theo QL1A, đường Hồ Chí Minh lên hướng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) để xuất hàng hoá sang Lào nhưng khi đến điểm chốt giáp ranh giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thì bị ách lại.

Hết yêu cầu phải hiện thị QL8, đường Hồ Chí Minh, lực lượng chốt trực của tỉnh Hà Tĩnh trên đường Hồ Chí Minh đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An lại yêu cầu lái xe phải tiêm đủ 2 mũi vaccine và xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính trong vòng 48h?

Hết yêu cầu phải hiện thị QL8, đường Hồ Chí Minh trên thẻ nhận dạng QR, lực lượng chốt trực của tỉnh Hà Tĩnh trên đường Hồ Chí Minh đoạn giáp ranh với tỉnh Nghệ An lại yêu cầu lái xe phải tiêm đủ 2 mũi vaccine và xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính trong vòng 48h?

Lý do là thẻ nhận diện QR của phương tiện vận tải đơn vị chúng tôi khi quét lên hệ thống lại không hiện thị lên lộ trình QL8A. Trong khi đó, ngày 19/8, đơn vị tiến hành đăng ký tại Sở GTVT về hồ sơ, thủ tục và đã được cấp thẻ nhận diện QR với lộ trình điểm xuất phát: TP Vinh, Nghệ An và điểm kết thúc là Cảng Cửa Lò, Diễn Châu, Cửa khẩu Cầu Treo.

Vậy nhưng, tối 21/8, khi các phương tiện của đơn vị chúng tôi chở hàng hoá lưu thông lên hướng Cửa khẩu Cầu Treo theo lộ trình đã được quy định nhưng lực lượng chốt trực phía tỉnh Hà Tĩnh lại không cho đi vì lý do trên. Trong khi đó, lộ trình đăng ký trên thẻ nhận diện QR đã rõ ràng là lên cửa khẩu Cầu Treo thì không đi qua QL 8A thì đi đường nào?. Đây không phải là lần đầu tiên đơn vị vận tải chúng tôi gặp phải trắc trở này” – đại diện một doanh nghiệp vận tải liên vận Việt – Lào có địa chỉ tại TP Vinh cho biết.

Sáng 22/8, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã trực tiếp gọi vào đường dây nóng của Tổng Cục đường bộ Việt Nam thì được trả lời là trách nhiệm thuộc về Sở GTVT địa phương sẽ hướng dẫn cụ thể.

Cũng trong một diễn biến liên quan, cuối giờ trưa 23/8, khi các phương tiện vận tải đã được cấp thẻ nhận dạng QR, xuất trình giấy chứng nhận test nhanh âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ nhưng khi qua chốt kiểm soát của tỉnh Hà Tĩnh tại điểm giáp ranh với tỉnh Nghệ An trên đường Hồ Chí Minh lại tiếp tục bị “mắc kẹt”. Lý do, lực lượng chức năng ở đây yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp PCR và tiêm đủ 2 mũi vaccine?

Khi đem vấn đề này trao đổi với ông Lương Phan Kỳ - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh khẳng định khi được cấp thẻ nhận diện QR hay còn gọi là “luồng xanh”, phương tiện vận tải sẽ được đi qua QL1A, QL1 tránh, đường Hồ Chí Minh và QL8.

“Cấp theo thẻ nhận diện QR, quét sẽ lên với điều kiện cấp rồi. Quét không lên thì xem lại mã thẻ QR khi cấp như thế nào. Cái đó nó lên hệ thống rồi. Đường 1, đường 8, đường Hồ Chí Minh là “luồng xanh” quốc gia. Nguyên tắc khi cấp xong sẽ dán lên xe, cơ quan chức năng họ sẽ kiểm tra và có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 tiếng” – ông Lương Phan Kỳ cho biết.

Còn lý do vì sao lực lượng chốt trực yêu cầu phải có hiện thị QL8A trên mã QR mà một số doanh nghiệp phản ánh vào tối 21/8 tại Hà Tĩnh thì ông Hoàng Phú Hiền – Giám đốc Sở GTVT Nghệ An nói rằng, cái đó là do phía Hà Tĩnh chưa bổ sung QL8A lên hệ thống phần mềm để nhận diện.

“Còn một số tỉnh nếu như có phương tiện vận tải liên vận đi các trục quốc lộ khác nối với các tỉnh và nối sang các nước khác, các tỉnh phải đề xuất với Tổng Cục đường bộ để bổ sung thêm các tuyến đường đó vào trong “luồng xanh”.

Ở Nghệ An đã đề xuất tuyến QL 46 vào luồng xanh, còn Hà Tĩnh chưa đề xuất tuyến QL8 vào “luồng xanh” quốc gia do vậy trên mã QR nên chỉ hiện QL 1 và đường Hồ Chí Minh thôi…” – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết.

Người đứng đầu ngành GTVT Nghệ An cũng cho biết là do sự máy móc của phía cơ sở địa bàn Hà Tĩnh nên mới xảy ra sự việc như vậy, đơn vị cũng đã trao đổi, đề nghị Tổng Cục quản lý đường bộ bổ sung vào trong “luồng xanh” quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Kiểm soát

    Kiểm soát "luồng xanh" kém, một quận tại Hải Phòng bị phê bình

    11:54, 17/08/2021

  • Kiến nghị mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy

    Kiến nghị mở “luồng xanh” cho vận tải đường thủy

    19:30, 16/08/2021

  • Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chờ “luồng xanh”

    Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chờ “luồng xanh”

    11:35, 14/08/2021

  • TP HCM: Kiểm tra các phương tiện không thuộc “luồng xanh” qua phần mềm

    TP HCM: Kiểm tra các phương tiện không thuộc “luồng xanh” qua phần mềm

    11:48, 13/08/2021

NGỌC THÁI