“Đòn bẩy” thanh toán không dùng tiền mặt

HÀ PHƯƠNG 30/08/2020 11:30

Đến nay, thanh toán điện tử và hệ sinh thái thanh toán điện tử có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên tình trạng sử dụng thanh toán tiền mặt vẫn còn phổ biến trong nền kinh tế.

Được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn “Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg- Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong doanh nghiệp”.

 Các đại biểu thảo luận về các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM tại Diễn đàn: Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg- Thúc đẩy TTKDTM trongp/doanh nghiệp.

Các đại biểu thảo luận về các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM tại Diễn đàn: Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg- Thúc đẩy TTKDTM trong doanh nghiệp.

Thanh toán tiền mặt vẫn phổ biến

Sau gần 4 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam theo Quyết định 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động TTKDTM ở Việt Nam tiếp tục phát triển tích cực. Tuy nhiên, theo TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn cao, vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày bằng tiền mặt. Sở dĩ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến do vấn đề nhận thức và ý thức. Trong đó, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TTKDTM ở Việt Nam còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý liên quan đến TTKDTM chưa theo kịp sự phát triển của những phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, kìm hãm sự phát triển của TTKDTM.

Đặc biệt, theo Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính- Bộ Tài chính, các dịch vụ đi kèm TTKDTM, như hóa đơn điện tử, chữ ký số còn nhiều bất cập. Với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hạ tầng phục vụ TTKDTM cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Doanh nghiệp nhỏ ngại sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại vì không giấu được doanh thu và ảnh hưởng đến các khoản nộp thuế.

Ngoài ra, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng cũng khiến doanh nghiệp, người dân còn e dè khi tiếp cận phương tiện thanh toán mới.

Thúc đẩy bằng cách nào?

Để thúc đẩy TTKDTM, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho rằng cần sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM, đồng thời khẩn trương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2014/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, trong đó có quy định hướng dẫn mở tài khoản thanh toán cá nhân bằng phương thức điện tử (e-KYC), cho phép người dân tiếp cận dịch vụ thanh toán qua kênh số.

Bên cạnh đó, TTKDTM đang mất phí cao. Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hải Bình cho rằng cần chính sách chiết khấu một mức nào đó cho các hóa đơn khi thanh toán bằng ví điện tử, mức chiếu khấu này được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Một trong những giải pháp có thể xem xét, đó là phí dịch vụ hóa đơn điện tử được trừ vào các phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chia sẻ cước viễn thông với các ngân hàng… Có như vậy mới góp phần thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam.

Đặc biệt, ông Trần Kim Chung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, để thúc đẩy TTKDTM, cần nâng cấp hệ thống hạ tầng, bao gồm cả hệ thống cứng và hệ thống mềm; đồng thời đồng bộ thường xuyên hoạt động của hệ thống ngân hàng; đảm bảo niềm tin cho khách hàng rằng dùng dịch vụ ngân hàng tốt hơn là thanh toán bằng tiền mặt.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ưu thế trong kinh doanh của doanh nghiệp

    Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ưu thế trong kinh doanh của doanh nghiệp

    15:56, 26/08/2020

  • Định hướng và giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

    Định hướng và giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

    14:40, 26/08/2020

  • Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp

    Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp

    14:40, 26/08/2020

  • TRỰC TIẾP: Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp

    TRỰC TIẾP: Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp

    14:09, 26/08/2020

  • Giải pháp nào đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt?

    Giải pháp nào đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt?

    06:00, 26/08/2020

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank: 
Đẩy mạnh triển khai thanh toán online

Ngoài phát triển công nghệ, mạng lưới, số lượng người dùng, LienVietPostBank cũng đẩy mạnh kinh doanh hợp tác với các thành phố, trường học, bệnh viện,… để tăng khách hàng cũng như mạng lưới TTKDTM. LienVietPostBank chỉ đứng sau Agribank về hệ thống hoạt động. Chúng tôi đã có hệ thống bưu điện offline khá lớn để người dân nhận diện, có niềm tin, qua đó góp phần đẩy mạnh triển khai hệ thống thanh toán online.

Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Viettel Post: 
Nghiên cứu hệ thống thanh toán tạm giữ

Hiện có một số khó khăn thúc đẩy TTKDTM, mà trước hết là phí giao dịch. Thứ hai, thanh toán bằng ví điện tử có các QR Code khác nhau cho hệ thống các ví điện tử khác nhau mà không thể thanh toán chéo. Do đó, chúng tôi kiến nghị dùng QR Code chung cho các mã thanh toán ở các ví điện tử khác nhau. Thứ ba, nghiên cứu hệ thống thanh toán tạm giữ để người mua và bán tin tưởng nhau hơn, tạo tin cậy cho mua sắm online.

Ông Vũ Hải Nam – Trưởng Ban phát triển đối tác, Công ty Cổ phần MISA:
Hỗ trợ doanh nghiệp giao dịch ngân hàng

Để hỗ trợ doanh nghiệp, MISA đã phối hợp cùng 10 ngân hàng, giúp kế toán tiết kiệm 90% thời gian làm việc với chứng từ ngân hàng. Các dữ liệu về giao dịch, đối chiếu sổ phụ, tra cứu tài khoản được cập nhật tức thời giữa ngân hàng và phần mềm kế toán MISA, giúp loại bỏ 100% sai sót do việc nhập liệu thủ công. Điều nay thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều giao dịch qua ngân hàng, đặc biệt qua Internet Banking…

HÀ PHƯƠNG