Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ưu thế trong kinh doanh của doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, việc mua bán thanh toán trực tuyến ngày càng phát triển, do đó việc thanh toán không dùng tiền mặt là một ưu thế trong kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp.

Triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Theo Chỉ thị, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt phương châm hành động của Chính phủ năm 2020 là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả" thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng. Một nội dung nổi bật trong Chỉ thị là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Toàn cảnh

Toàn cảnh Diễn đàn Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 26/8

Trọng tâm cải cách trong các lĩnh vực lớn

Theo đó, NHNN yêu cầu ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; đảm bảo các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ổn định, an toàn và hiệu quả.

Đổi mới và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số; tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.

Trong khi đó, Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đã xác định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung trọng tâm cải cách để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chỉ đạo các Bộ Ngành thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới. Sau 4 năm thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” (theo Quyết định 2545/QĐ-TTg), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận nhiều tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá, chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao. Giao dịch tiền mặt còn phổ biến nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Thanh toán điện tử trong thương mại điện tử chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục còn khiêm tốn…

Theo đó, đối với TP Hà Nội, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, quán triệt các nội dung văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố đến cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính được đầu tư và là nhiệm vụ trọng tâm của các sở ngành, trong thực hiện dịch vụ công thủ tục này đã được thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu bằng ủy nhiệm chi qua ngân hàng, thanh toán trực tuyến.

Tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính qua mạng điện tử trong các lĩnh vực: Đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, thuế, hải quan, xây dựng và quản lý đất đai... 

Cụ thể, trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, chủ động triển khai tích hợp 4 dịch vụ tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh để giảm thời gian khởi sự kinh doanh: (1) Dịch vụ tiếp nhận và trả kết quả TTHC đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính công ích; (2) Dịch vụ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội; (3) Dịch vụ cấp biên lai điện tử; (4) Dịch vụ đăng ký dấu cho doanh nghiệp. Các dịch vụ này đã tác động tích cực đến kết quả điều tra các chỉ tiêu liên quan đến doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Trong lĩnh vực Ngân hàng, tiếp tục triển khai công tác cải cách hành chính, trong đó tập trung: xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy định nghiệp vụ, đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian; Công khai, minh bạch danh mục hồ sơ, quy trình để cách chủ đầu tư và doanh nghiệp nắm bắt, phối hợp, qua đó rút ngắn thời gian hướng dẫn, thẩm tra cho vay.

Trong lĩnh vực Thuế, thường xuyên hỗ trợ và trả lời giải đáp các văn bản vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoá đơn điện tử, giúp doanh nghiệp làm quen với việc sử dụng hoá đơn điện tử và tránh những rủi ro khi triển khai áp dụng hoá đơn điện tử, giúp các doanh nghiệp hoàn thiện giải pháp về hóa đơn điện tử. Việc triển khai hóa đơn điện tử đã tiết kiệm chi phí, thời gian tiền bạc cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính, đa dạng hình thức gửi hóa đơn cho khách hàng.

Hiện, 100% các cơ quan hành chính ở cấp quận, huyện, thị xã đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa và Một cửa liên thông”, tiến tới cơ chế “Một cửa liên thông điện tử”. Rút ngắn quy trình xử lý và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến; Nâng cao chất lượng giải quyết công việc của cơ quan nhà nước; Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ và xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị. Tiếp tục thực hiện các kênh tiếp nhận phản ảnh, kiến nghị, đề xuất của công dân về thủ tục hành chính; Thông báo công khai thông tin tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị giải quyết thủ tục hành chính, địa chỉ, số điện thoại, hòm thư góp ý để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối đa.

Tính đến tháng 5/2020, đã có 169/304 dịch vụ công trực tuyến do ngành thuế cung cấp đạt mức độ 3, 4, trong đó đã có 93 dịch vụ công đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, sớm hơn 06 tháng so với quy định.

Đối với Doanh nghiệp việc thanh toán không dùng tiền mặt đã triển khai 100% các hoạt động tín dụng và thanh quyết toán của Doanh nghiệp.

Tạo ưu thế trong hoạt động kinh doanh

Có thể khẳng định rằng, đối với doanh nghiệp, một khi có phương tiện thanh toán hiện đại thay thế, không dùng tiền mặt thì các lợi ích mang lại về thời gian, tài chính cho nền kinh tế là rất rõ ràng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, hay chuyển tiền qua ứng dụng trên điện thoại thông minh thì mọi chuyện đều phải minh bạch. Trong việc thanh toán tiên nhân công, thu nhập ngoài lương và tiền thưởng trong doanh nghiệp được đảm bảo tiện lợi cho bộ phân thanh quyết toán.

Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển, thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang phát huy tốt hơn các chức năng riêng có. Thực hiện tốt vai trò đó trong hoạt động nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các doanh nghiệp và  ngân hàng.

Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hóa; tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và giảm chi phí trong việc thu chi tiền mặt phải quản ký cất giữ.

Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử xét trên nhiều phương diện, thanh tóan trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, khả năng thanh toán trực tuyến đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dung khác cung cấp trên Internet.

Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng nghĩa là giao dịch hoàn toàn qua mạng, một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet. Trên cơ sở đó việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày một phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay do dịch bệnh COVID-19, việc mua bán thanh toán trực tuyến ngày càng phát triển, do đó việc thanh toán không dùng tiền mặt là một ưu thế trong kinh doanh hiện nay của các Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ở góc độ hệ thống các ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho các tổ chức tín dụng khai thác và sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế một cách hiệu quả trong quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò quan trọng trong việc giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia.

Các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đều được thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng, do đó góp phần giúp cho Ngân hàng Trung Ương thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ kiểm soát được nạn “rửa tiền” , kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế của các ngành nghề một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời đưa ra các giải pháp giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt và bền vững.

Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền. Nếu như với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống như hiện nay sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí in, kiểm đếm, rồi chi phí vận chuyển từ ngân hàng (NH) tổng ra các NH nhỏ lẻ, thời gian nhân viên kiểm tiền, bảo quản hay hủy bỏ tiền cũ, tiền rách; chưa kể hạn chế được nạn in tiền giả… Trong khi đó với việc thanh toán phi tiền mặt, mình có thể giảm thiểu những lãng phí trên.

Thanh toán không dùng tiền mặt giảm tỉ lệ chủ thể thanh toán trữ tiền bên mình. Điều này có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào cơ quan tín dụng, tạo nguồn cho tài khoản để thực hiện thanh toán. Loại tiền gửi này cũng là một nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của NH thương mại, gửi và thanh toán phải trả lãi, do vậy giảm giá đầu vào của đi vay để cho vay. Khi NH tăng được tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cũng là lúc NH thu hút được nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào NH. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó, NH sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng vốn cho nền kinh tế.

Đối với Ngành Thuế, thanh toán không dùng tiền mặt cũng tham gia góp phần chống thất thu thuế. Khi khách hàng tham gia thanh toán thông qua ngân hàng thì tất cả các khoản thu nhập hay chi phí đều được thực hiện trên tài khoản tại ngân hàng, do đó việc tính thuế cà thu thuế sẽ được tiến hành chính xác và nhanh chóng hơn so với khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh toán không dùng tiền mặt tạo ưu thế trong kinh doanh của doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713422622 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713422622 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10