Tối ưu hoá kinh doanh, “chặn đà” tăng giá thức ăn chăn nuôi
Cắt giảm khâu trung gian trong phân phối, đẩy mạnh ứng dụng thương mại, chuyển hướng chăn nuôi… là giải pháp cần thiết để doanh nghiệp chăn nuôi vượt qua “bão giá” nguyên liệu đầu vào.
>>"Bão" giá xăng dầu và nguyên liệu, doanh nghiệp càng "khát" vốn
Ông Nguyễn Văn Chữ - Giám đốc công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green:
Xăng dầu, nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá khiến doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi thực phẩm an toàn tại Hà Nội đối mặt với khó khăn “trăm bề”. Giá vận chuyển tăng mạnh, than - nguyên liệu để đốt lò hơi làm thức ăn chăn nuôi tăng gấp đôi…
Trong khi đó, sức mua trong dân không tăng, giá thịt lợn trên thị trường vẫn duy trì ở mức ổn định. Thực tế này buộc doanh nghiệp chỉ có con đường duy nhất là tối ưu lại tất cả các khâu để giảm giá thành như bộ phận kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, đa dạng các kênh tiếp cận khách hàng; giảm các khâu trung gian trong phân phối để đưa thực phẩm đến người tiêu dùng với giá bán tốt nhất. Với các hộ chăn nuôi trong chuỗi, doanh nghiệp đã hỗ trợ miễn phí để ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu tác động rủi ro của dịch bệnh, nâng cao chất lượng thịt thương phẩm…
Các giải pháp trên đã giúp doanh nghiệp giảm từ 15 - 17% giá thành thực phẩm, duy trì giá bán sản phẩm ổn định.
Trong thời gian tới, nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi dự báo tiếp tục tăng giá. Để hạn chế sự tác động này cũng như đa dạng hoá nguồn cung sản phẩm thịt gia súc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp đang chuyển hướng mở rộng quy mô chăn nuôi sang đàn trâu bò. Loại gia súc này không ăn ngô, cám; chủ yếu là ăn cỏ - nguyên liệu có thể tận dụng được. Thực chất, đây là chuỗi cộng sinh, doanh nghiệp không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn công nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp đang mở rộng chăn nuôi trâu bò ở các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh (thành phố Hà Nội); các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam.
Với các giải pháp trên, doanh nghiệp hy vọng sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Về lâu dài, các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi nói chung rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các địa phương về cơ chế, chính sách liên quan đến vốn vay, truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng và xã hội về thực phẩm sạch. Đồng thời, hỗ trợ một phần chi phí thuê chuyên gia tư vấn và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, hạ nhiệt giá xăng dầu
05:00, 05/07/2022
Các nước đồng loạt hành động kìm đà tăng giá nguyên liệu
15:11, 16/03/2022
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Giá nguyên liệu đầu vào tăng "nóng", doanh nghiệp cần "phòng vệ" ra sao?
06:00, 22/05/2021
Khủng hoảng "kép", doanh nghiệp thiết lập “mặt trận phòng ngự”
12:00, 04/07/2022
Niềm vui "mía chục" và nỗi lo mía nguyên liệu của doanh nghiệp
04:00, 04/07/2022
Doanh nghiệp thực phẩm lại lo tái xuất hiện cơ chế tiền kiểm
03:45, 20/03/2022
Doanh nghiệp thực phẩm “lấy công làm lãi”
11:00, 12/01/2022
Doanh nghiệp thực phẩm ba năm "một nỗi lo về vi chất"
15:37, 15/11/2021