Hỗ trợ ngành dệt may phát triển tuần hoàn

Nguyễn Thành ghi 20/09/2022 04:00

Sản xuất kinh doanh tuần hoàn là một xu thế bắt buộc đối với tất cả các ngành, đặc biệt là dệt may khi hội nhập. Doanh nghiệp cần tính toán lợi ích – chi phí, lộ trình chuyển đổi cho phù hợp.

>>“Xanh hoá” dệt may

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 

Để phát triển bền vững, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, ngành dệt may gặp nhiều vấn đề, trong đó nguồn cung nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hoá của ngành hiện mới đạt 30-35%.

Cùng đó, chưa có quy hoạch không gian phát triển các khu công nghiệp lớn, có xử lý nước thải tập trung. Chi phí cho phát triển bền vững tăng cao nên nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực. Trong khi sản xuất kinh doanh tuần hoàn là một xu thế bắt buộc đối với tất cả các ngành, đặc biệt là dệt may khi hội nhập. Doanh nghiệp cần tính toán lợi ích – chi phí, lộ trình chuyển đổi cho phù hợp.

Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có chính sách minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may thực hiện từng bước kinh doanh tuần hoàn.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành dệt may nửa cuối năm 2022: Nhiều thách thức còn ở phía trước

    Ngành dệt may nửa cuối năm 2022: Nhiều thách thức còn ở phía trước

    10:00, 11/09/2022

  • “Sàng lọc” cổ phiếu dệt may

    “Sàng lọc” cổ phiếu dệt may

    00:30, 28/08/2022

  • Dệt may gặp khó vì

    Dệt may gặp khó vì "ăn đong' đơn hàng

    04:00, 25/08/2022

  • “Cánh cửa” giúp doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững

    “Cánh cửa” giúp doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững

    15:51, 16/08/2022

Nguyễn Thành ghi