Ngành điện tử - động lực xuất khẩu của Việt Nam

MINH NGỌC ghi 04/12/2022 01:00

Trong 2 năm đại dịch COVID-19, ngành điện tử đã phải đối mặt với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và mới đây là việc nhu cầu suy giảm do lạm phát và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

>>"Khơi thông" ngành công nghiệp hỗ trợ

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam:

Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực công nghiệp tiên tiến với sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, điện tử hay công nghiêp chế biến, chế tạo có những lợi thế nhất định so với những lĩnh vực chỉ gia công đơn giản.

Năm 2021, ngành điện tử xuất siêu 11,4 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 4 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2022, ngành điện tử xuất 7,93 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 6,5 tỷ USD. Những con số này cho thấy vai trò to lớn của ngành điện tử Việt Nam trong cân bằng cán cân thương mại.

Đây cũng là ngành đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu so với các ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong suốt 15 năm. Năm 2021, một năm ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử xuất vẫn đạt 108 tỷ USD, đứng thứ 20 về xuất khẩu trên toàn cầu.

>>Thúc đẩy hợp tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do COVID-19 cũng là cơ hội của Việt Nam. Chuỗi cung ứng toàn cầu hậu COVID-19 đang được định hình lại khi các nhà sản xuất ở đầu chuỗi có nhu cầu đa dạng hoá nhà cung cấp, ổn định chuỗi cung ứng,... Việt Nam là một trong những địa điểm được lựa chọn.

Từ đầu năm đến nay, có khá nhiều doanh nghiệp FDI tìm cách đầu tư vào Việt Nam. Gần đây nhất, các doanh nghiệp Đài Loan đang muốn tìm kiếm nhà cung ứng Việt Nam, trong đó có rất nhiều đối tác của các tập đoàn công nghệ lớn như Foxcorn của Apple. Các công ty IOT từ Canada, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Bắc Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc bày tỏ mong muốn thiết lập cả chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam hoàn toàn có kỳ vọng sẽ tham gia vào các chuỗi cung ứng ở tầng cao hơn nhưng để làm được điều đó cần có những khuyến nghị chính sách để doanh nghiệp Việt có đủ năng lực lớn mạnh và vững tin khi đầu tư vào một ngành công nghiệp tiên tiến nhưng đầy rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

  • 1/12 - 3/12: Chuỗi triển lãm ngành điện tử và công nghiệp

    1/12 - 3/12: Chuỗi triển lãm ngành điện tử và công nghiệp

    00:17, 23/11/2022

  • Thu hút dòng vốn FDI vào ngành điện tử

    Thu hút dòng vốn FDI vào ngành điện tử

    04:00, 17/02/2022

  • Thiếu nhân sự thương mại điện tử, doanh nghiệp “order” sinh viên từ năm thứ 2

    Thiếu nhân sự thương mại điện tử, doanh nghiệp “order” sinh viên từ năm thứ 2

    02:07, 03/12/2022

  • Thị trường hậu cần thương mại điện tử: Cuộc chạy đà của những “đại gia”

    Thị trường hậu cần thương mại điện tử: Cuộc chạy đà của những “đại gia”

    01:01, 30/11/2022

  • Áp dụng giải ngân điện tử vốn đầu tư công

    Áp dụng giải ngân điện tử vốn đầu tư công

    05:01, 29/11/2022

  • Quảng Ninh tạo đột phá từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

    Quảng Ninh tạo đột phá từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

    00:43, 02/12/2022

  • "Khơi thông" ngành công nghiệp hỗ trợ

    03:00, 26/11/2022

  • Thúc đẩy hợp tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

    Thúc đẩy hợp tác công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

    05:00, 21/11/2022

MINH NGỌC ghi