Quản lý stress thời Covid-19
Cuộc sống hiện tại vốn đã tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn.
Trên thế giới hiện chưa có bằng chứng khoa học để nói Covid-19 gây ra bệnh lý tâm thần nhưng đây là một trong những yếu tố gây áp lực tâm lý nặng nề cho nhiều thành phần trong xã hội, trong đó có doanh nhân.
Tôi có người bạn, sau 4 đợt dịch bệnh bùng phát, chuỗi nhà hàng của chị lúc đóng lúc mở, làm ăn thua lỗ, nợ chồng nợ. Chị N.H.T (42 tuổi, Hà Nội) rơi vào trầm cảm nặng lúc nào không hay. Trong 2 tháng gần đây, nữ doanh nhân này luôn trong tình cảnh phiền muộn, thấp thỏm lo âu, bỏ ăn, mất ngủ… Tình trạng của chị Tâm là không hiếm trong giai đoạn hiện nay khi mà đại dịch đang gây ra những thách thức chưa từng có cho cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân.
Cuộc sống hiện tại vốn đã tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các bệnh lý tâm thần. Đại dịch COVID-19 như là một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn. Công việc gián đoạn, giảm thu nhập của người lao động, con cái phải nghỉ học, đi lại hạn chế;... việc phải đưa ra các quyết định kinh doanh ở giai đoạn này là vô cùng khó khăn cho doanh nhân. Nhiều người bị các sang chấn tâm lý, căng thẳng, rối loạn lo âu, nhưng không hề biết mình đang bị bệnh, dẫn đến phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh thực thể, thậm chí có hành vi tiêu cực.
Một số ảnh hưởng và triệu chứng họ có thể gặp: Ảnh hưởng đến thể chất: mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, nhịp tim nhanh hoặc các tình trạng y tế trước đó trở nên trầm trọng hơn (nặng hơn, gia tăng, hoặc tồi tệ hơn). Ảnh hưởng đến cảm xúc: cảm thấy buồn bã, lo lắng, tức giận, kích động hoặc khó chịu. Ảnh hưởng đến tâm thần: lú lẫn, hay quên, hoặc khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định Ảnh hưởng đến hành vi: trải qua những hành vi không bình thường chẳng hạn như bồn chồn, hay tranh cãi hoặc nóng nảy, hoặc thay đổi thói quen ngủ và ăn uống.
Dịch bệnh sẽ còn tiếp tục kéo dài nên các doanh nhân phải xác định chung sống với dịch bệnh nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Cố gắng tối đa hạn chế sự lây nhiễm bằng cách theo đúng hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế… Tăng cường duy trì kết nối với gia đình, bạn bè, đối tác bằng cách sử dụng các phương tiện trao đổi như email, hội nghị video, điện thoại, FaceTime hoặc Skype.
Việc duy trì các thói quen hàng ngày kể cả trong thời gian giãn cách xã hội giúp chúng ta cảm thấy mọi thứ được kiểm soát và có thể giảm lo lắng, bình an hơn trong tâm hồn. Tập trung vào những điều biết ơn và những điều tốt lành trong cuộc sống của mình. Cảm thấy dũng cảm hơn và được truyền cảm hứng từ những câu chuyện tích cực của những người đang tìm cách đối phó với khó khăn.
Cơ thể chúng ta có hai hệ thống miễn dịch, bao gồm miễn dịch tự nhiên và thu được. Các globulin miễn dịch thu được có tác dụng ức chế sự nhân lên của một số virus. Nếu tập luyện thể dục đều đặn, cường độ vừa phải như đi bộ 45 phút/ngày, trong 5-7 ngày/tuần thì nồng độ globulin miễn dịch sẽ tăng đáng kể. Đây có thể xem là chốt chặn của cơ thể giúp hạn chế virus đi vào đường hô hấp.
Có thể bạn quan tâm
Stress có thể gây gia tăng xơ vữa động mạch
02:13, 21/10/2020
4 trải nghiệm xa xỉ để "xả stress" dành cho giới thượng lưu
02:35, 14/09/2020
5 "thang thuốc" trị stress cho doanh nhân
09:58, 05/12/2019
Doanh nhân ứng xử” với stress
13:57, 03/12/2019
Quản trị stress trong “sức khỏe” doanh nghiệp
04:25, 05/08/2019