Quy định về điều kiện của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở chưa đảm bảo tính thống nhất

ANH KHÔI 14/10/2023 03:00

Để đảm bảo tính thống nhất, góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), VCCI đề xuất cơ quan soạn thảo, cân nhắc điều chỉnh quy định về điều kiện của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở…

>> Giải pháp nào để người dân tiếp cận được nhà ở?

Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2145/UBPL15 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 2145/UBPL15 của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, theo VCCI, khoản 2 Điều 35 Dự thảo quy định về điều kiện của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở (vốn theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản; có quyền sử dụng đất; năng lực, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật xây dựng).

Trong khi, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định về điều kiện của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bao gồm cả nhà ở.

Để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh quy định của Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng doanh nghiệp đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sẽ áp dụng theo các điều kiện của pháp luật về nhà ở, còn các điều kiện tại pháp luật kinh doanh bất động sản áp dụng cho các bất động sản còn lại.

>>Thị trường bất động sản đã qua “cơn bĩ cực", thời điểm vàng xuống tiền?

Trong đó, VCCI đề xuất cơ quan soạn thảo, cân nhắc điều chỉnh quy định về điều kiện của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề xuất cơ quan soạn thảo, cân nhắc điều chỉnh quy định về điều kiện của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở - Ảnh minh họa: ITN

Cùng với quy định đã nêu, góp ý Điều 57 Dự thảo quy định về nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở của hộ gia đình, cá nhân, theo đó, nhà ở có quy mô từ dưới 20 căn hộ sẽ không được bán, cho thuê mua căn hộ. VCCI cho rằng, quy định này cần cân nhắc, xem xét ở điểm sau:

Theo quy định tại Dự thảo, các căn hộ này phải đáp ứng yêu cầu tương tự như một chung cư, cụ thể: Diện tích căn hộ - không thấp hơn diện tích theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà chung cư; Nhà ở nhiều tầng phải đáp ứng yêu cầu về thiết kế và thẩm định phòng cháy, chữa cháy theo quy định đối với nhà chung cư;

Quản lý vận hành thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành; Phù hợp với quy hoạch xây dựng; Đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc, cảnh quan và không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với công trình liền kề; Tuân thủ nội dung của giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

“Để đáp ứng các điều kiện trên thì nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở của hộ gia đình, cá nhân có tính chất như là một chung cư. Các yếu tố quy hoạch, phòng cháy chữa cháy, an toàn xây dựng đều đã được xem xét, do đó, không cho phép bán, cho thuê mua đối với căn hộ này là chưa hợp lý và chưa có cơ sở”, VCCI đánh giá.

Vì vậy, VCCI đề nghị cân nhắc bỏ quy định tại khoản 2 Điều 57 và cụm từ “để cho thuê” tại khoản 1 Điều 57 Dự thảo.

Ngoài ra, về phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư, theo quy định tại khoản 2 Điều 68, khoản 2 Điều 69 Dự thảo phương án bồi thường, tái định cư của trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do chủ đầu tư và các chủ sở hữu thỏa thuận, sẽ được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 67 Dự thảo phải có “Phương án bồi thường, tái định cư đã được chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất với nhà đầu tư”.

Theo VCCI, như vậy, có trường hợp, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện hai thủ tục: phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư và chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại cùng một cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh), điều này có thể khiến cho quá trình thực hiện dự án đầu tư bị kéo dài.

“Đề nghị cân nhắc, trong trường hợp cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư do chủ đầu tư và các chủ sở hữu thỏa thuận, thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thủ tục xem xét phê duyệt phương án bồi thường tái định cư sẽ được xem xét đồng thời với thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Theo quy định này thì chủ đầu tư sẽ chỉ phải thực hiện một thủ tục”, VCCI góp ý.

Cùng với các vấn đề đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc một số nội dung liên quan đến: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều 74 Dự thảo); Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (Điều 87 Dự thảo) và Chỗ để xe của nhà chung cư (Điều 142 Dự thảo).

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Bổ sung quy định hình thức phát triển nhà ở xã hội

    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Bổ sung quy định hình thức phát triển nhà ở xã hội

    06:00, 25/09/2023

  • Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Cần thêm giải pháp cho nhà ở xã hội

    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Cần thêm giải pháp cho nhà ở xã hội

    04:00, 25/09/2023

  • Luật Nhà ở (sửa đổi): “Ngăn” chung cư mini “lách luật”

    Luật Nhà ở (sửa đổi): “Ngăn” chung cư mini “lách luật”

    03:30, 17/09/2023

  • Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): “Nửa đóng, nửa mở” gây tắc nghẽn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội

    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): “Nửa đóng, nửa mở” gây tắc nghẽn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội

    03:00, 17/08/2023

  • Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Một số quy định thiếu tính thống nhất

    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Một số quy định thiếu tính thống nhất

    03:50, 15/08/2023

ANH KHÔI