Thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm?

ĐAN THANH 27/03/2023 05:00

Bộ Tài chính dự báo, thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng ảm đạm cả về giá, nhu cầu và sức mua của thị trường.

>>> Thời điểm tốt để mua bất động sản

Theo Bộ Tài chính, tình hình giao dịch trên thị trường từ đầu năm 2023 đến nay khá ảm đạm, lượng giao dịch ít. Đặc biệt, dự án bất động sản nghỉ dưỡng gần như không có thanh khoản. 

Nguyên nhân bởi nguồn vốn vào thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gặp khó khi tiếp cận nguồn vốn vay, áp lực từ việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, sức mua thị trường giảm sút, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục diễn biến tiêu cực theo tình hình chung của thế giới.

Tình hình giao dịch trên thị trường từ đầu năm 2023 đến nay khá ảm đạm, lượng giao dịch ít.

Tình hình giao dịch trên thị trường từ đầu năm 2023 đến nay khá ảm đạm, lượng giao dịch thành công ít. Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, thị trường bất động sản quý I/2023 trầm lắng, cùng với trùng Tết Nguyên đán dẫn đến giá bất động sản bình quân cả quý đối với toàn bộ phân khúc và loại hình bất động sản đều có xu hướng giảm. Trong đó, giá bán bình quân căn hộ chung cư chưa giảm nhiều nhưng giá bình quân nhà ở riêng lẻ và đất nền tại các địa phương có xu hướng giảm mạnh hơn (giảm 4-8% so với quý trước). Giá bất động sản cho thuê trong quý I năm nay tại các địa phương giảm nhẹ so với quý IV/2022. 

Giá giảm nhiều đối với loại hình nhà ở riêng lẻ, đất nền. Giá nhà ở, đất nền tại khu vực Hà Nội và TPHCM cũng có xu hướng giảm nhưng mức độ giảm thấp hơn ở các địa phương khác, mặt bằng giá hiện vẫn ở mức cao. 

Ở góc nhìn tích cực, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, thị trường bất động sản quý I/2023 đang có tín hiệu tích cực nhờ vào động thái hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời từ Chính phủ.

Cụ thể như, việc thành lập Tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc; công điện 1164/CĐ-TTg của Chính phủ cũng ban hành để đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435/QĐ-TTg; trong đó đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường…

Mới đây là Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Bên cạnh đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn thị trường.

, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là liều thuốc bổ có giá trị đối với thị trường

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là liều thuốc bổ có giá trị đối với thị trường bất động sản

Ông Đính đánh giá, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là liều thuốc bổ có giá trị đối với thị trường. Tuy nhiên, theo ông, Chính phủ cần ban hành cụ thể Nghị quyết về gói ưu đãi này, bao gồm tiêu chí, nhóm đối tượng được tiếp cận nguồn vốn.

>>Đề xuất trích tiền trúng đấu giá, đấu thầu vào "Quỹ phát triển đất"

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đưa ra hai nhóm chính sách, ngắn hạn và dài hạn nhằm giúp thị trường bất động sản phục hồi, phát triển bền vững hơn.

Trong đó, nhóm giải pháp ngắn hạn là những chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Theo chuyên gia, nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý, hàng trăm dự án được giải tỏa, dòng tiền từ đây mà ra. Quan trọng hơn, tháo gỡ được vấn đề pháp lý chính là củng cố niềm tin cho thị trường. 

Về vốn cho thị trường bất động sản, ông Lực cho rằng, nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.

Ông Cấn Văn Lực cũng đánh giá dòng vốn từ M&A (mua bán và sáp nhập) rất quan trọng với thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt khi giao dịch M&A. “Tôi kiến nghị nên cho phép, vì việc này hoàn toàn khả thi và là nhu cầu thật. Doanh nghiệp có 70%, phần còn lại ngân hàng tài trợ 30%”, ông Lực đề xuất.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, hiện giá bất động sản bị "đẩy" cao so với thu nhập của người dân. Do đó, để đưa ra được các phương án điều chỉnh giá bất động sản hợp lý hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, đơn vị, chính quyền để đáp ứng nhu cầu. “Việt Nam nên có quỹ bình ổn như Singapore để người dân có thể dễ dàng có nhà ở”, ông Lực đề xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường bất động sản sẽ khởi sắc từ quý III/2023

    Thị trường bất động sản sẽ khởi sắc từ quý III/2023

    18:18, 25/03/2023

  • TP HCM tiếp tục chỉ đạo nóng gỡ vướng 156 dự án bất động sản

    TP HCM tiếp tục chỉ đạo nóng gỡ vướng 156 dự án bất động sản

    16:20, 25/03/2023

  • Người mua nhà ngày càng khắt khe hơn với pháp lý bất động sản

    Người mua nhà ngày càng khắt khe hơn với pháp lý bất động sản

    14:27, 25/03/2023

ĐAN THANH