Tâm lý “chờ đợi” giá thép giảm
Chỉ trong vòng một tháng gần đây, giá thép đã giảm 4 lần liên tiếp sau một chu kỳ tăng trưởng từ đầu năm.
>>“An cư lạc nghiệp” cho người lao động
Trong tháng 4 vừa qua, giá thép trong nước đã giảm hơn 1 – 1,5 triệu đồng/tấn. Các công ty đã thông báo việc điều chỉnh giá bán các sản phẩm thép cuộn xây dựng và thép cây trên toàn quốc.
Cụ thể, thương hiệu thép Việt Mỹ giảm 450.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và 310.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện nay, giá thép cuộn và thép thanh vằn của công ty này là 14,72 triệu đồng/tấn và 15,02 triệu đồng/tấn.
Tại miền Bắc, thương hiệu thép Hòa Phát đã hạ mức giá thép cuộn CB240 xuống còn 14,9 triệu đồng/tấn và thép D10 CB300 giảm còn 15,39 triệu đồng/tấn. Trong đó, mức giá thép CB240 tại miền Trung được rao bán ở mức 14,9 triệu đồng/tấn và D10 CB300 là 15,25 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực phía Nam, Hòa Phát đã giảm mức giá thép cuộn 130.000 đồng/tấn, tuy nhiên thép thanh vằn D10 CB300 lại tăng đến 200.000 đồng/tấn. Ngày 28/4 mới đây, mức giá rao bán của hai loại thép này khoảng 14,92 triệu đồng/tấn và 15,55 triệu đồng/tấn.
Cùng với đó, Thép Việt Ý công bố mức giá của thép cuộn CB240 giảm 380.000 đồng/tấn xuống còn 14,62 triệu đồng/tấn, trong khi mặt hàng thép cây tăng giá từ 50.000 đồng/tấn lên 15,3 triệu đồng/tấn. Tương tự mức giá hai sản phẩm của thép Việt Đức đã có sự điều chỉnh về giá bán hạ xuống còn 14,64 triệu đồng/tấn và 15,25 triệu đồng/tấn.
Nhìn chung, giá thép đang dao động trong khoảng 14,5 – 15,5 triệu đồng/tấn. Theo đánh giá của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc sụt giảm giá thép là do ảnh hưởng chi phí nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao, đặc biệt là giá đầu vào của than cốc và thép chế. Hơn nữa, các khu vực tại các nước lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc chưa kiểm soát được lạm phát dẫn đến nhu cầu sử dụng thép bị suy giảm, điều này khiến các doanh nghiệp phải hạ giá bán nhằm giải quyết hàng tồn kho.
Đại diện VSA cho biết: "Hầu hết hoạt động sản xuất thời gian qua của doanh nghiệp gặp khó khăn, cán cân cung - cầu ngành thép hiện tại vẫn chưa thực sự có thay đổi nhiều. Trong trường hợp xấu, tình trạng ảm đạm của thị trường thép có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm 2023".
Dựa theo thống kê của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), giá vật liệu xây dựng chiếm khoảng 60 – 70% gồm cát, xi măng, thép… trong đó, 20 – 25% mức giá của thép dành cho thi công các căn hộ chung cư, 30% đối với chi phí xây dựng nhà liền kề.
Một vài ý kiến cho rằng, việc giá thép quay đầu và giảm mạnh sẽ tạo điều kiện cho các nhà thầu một cách tích cực cùng với việc thúc đẩy nhanh hơn các công trình đang thi công. Bên cạnh đó, giá thép hạ nhiệt sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được hưởng lợi trong giai đoạn này. Sự giảm mạnh của giá thép giúp giảm việc gia tăng áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng và bất động giảm, giảm đà tăng của giá nhà.
>>Hải Phòng: Xây dựng nhà ở xã hội cần để ý đến chất lượng
Trong năm nay, hoạt động của các nhà máy thép tương đối thận trọng. Nhu cầu thép để xây dựng trong nước cũng giảm đến 20 – 30% trong đầu năm, tâm lý “chờ đợi” mức giá thép giảm xuống vẫn đến từ nhiều nhà thầu.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, đối với thị trường nội địa, đầu tư công và nhà ở xã hội sẽ là tiền đề cho sự phục hồi của sản lượng tiêu thụ thép trong bối cảnh còn nhiều khó khăn vướng mắc.
Theo đó, thị trường bất động sản đang trong thời kỳ ảm đạm đồng thời cũng tác động đến lượng tiêu thụ nguyên vật liệu xây dựng các công trình, đặc biệt là thép. Do đó, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để kích cầu thị trường bất động sản, tuy nhiên vẫn sẽ chưa thể có sự phục hồi trong thời gian ngắn.
Có thể bạn quan tâm
Ưu tiên giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản
04:40, 30/04/2023
Bất động sản còn nhiều dư địa tăng trưởng
14:00, 29/04/2023
Thị trường bất động sản Việt Nam hút vốn đầu tư nước ngoài
03:00, 29/04/2023
Chính phủ bảo lưu quan điểm mua bán bất động sản phải qua sàn
01:00, 29/04/2023
Các giải pháp vực dậy thị trường bất động sản
01:00, 28/04/2023