Thị trường bất động sản bắt đầu chu kỳ mới

VI ANH 29/07/2023 03:00

Trong quý 3, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục chứng kiến sự rút lui của các doanh nghiệp và có thể phải đến quý 4 mới bắt đầu phục hồi, theo dự đoán từ các chuyên gia.

>>Giải tỏa “cơn khát” nhà ở xã hội

Suốt thời gian qua khi thị trường bất động sản rơi vào trạng thái “đóng băng”, nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã liên tục ban hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm giải quyết những khó khăn và vướng mắc đang diễn ra trên thị trường.

Chờ thời cơ phục hồi

Về pháp lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023, điều chỉnh một số quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát hành và gia hạn trái phiếu, đồng thời có lộ trình phù hợp hơn. Ngoài ra, Nghị quyết 33/2023/NQ-CP cũng được ban hành với mục tiêu tháo gỡ và thúc đẩy sự phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản.

Theo các chuyên gia, quý 4 dự sẽ là thời điểm lĩnh vực bất động sản bắt đầu chu kỳ mới.

Theo các chuyên gia, quý 4 sẽ là thời điểm lĩnh vực bất động sản bắt đầu chu kỳ mới.

Đáng chú ý, các Luật liên quan đến lĩnh vực này như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai và Luật Tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nghiêm túc thảo luận về việc sửa đổi và bổ sung. Dự kiến, đến tháng 10/2023, các Luật này sẽ được thông qua, đánh dấu một bước tiến lớn trong việc loại bỏ các điểm nghẽn pháp lý hiện tại.

Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023, quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ khoản vay phục vụ đời sống và tiêu dùng.

Ngoài ra, NHNN đã thống nhất với 4 ngân hàng thương mại để bố trí gói tài chính trị giá 120.000 tỷ đồng để cho vay ưu đãi đối với NƠXH và nhà ở công nhân. Mặc dù mức lãi suất của gói tài chính này vẫn được đánh giá chưa thực sự phù hợp với người mua nhà, nhưng đây được coi là một biện pháp hỗ trợ quan trọng đối với doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này.

Từ tháng 5, mức lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng đã giảm và phổ biến quanh mức 8%/năm. Tuy nhiên, 4 ngân hàng lớn (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) vẫn duy trì mức lãi suất tiền gửi 12 tháng ở mức 7,2%/năm.

Theo các chuyên gia, quý 4 dự sẽ là thời điểm lĩnh vực bất động sản bắt đầu chu kỳ mới cùng sự phục hồi chậm rãi ở một số phân khúc, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Nếu lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống mức 6% - 7% vào cuối năm, dòng tiền có thể trở lại thị trường bất động sản.

Khi dòng tiền quay trở lại, nhiều người sẽ tìm đến các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn so với kênh gửi tiết kiệm. Điều này đã được quan sát trong quá khứ, khi thông thường thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng trước, sau đó thị trường bất động sản sẽ theo sau.

>>Đưa giá đất tiệm cận thị trường

Trong 6 tháng cuối năm dự kiến các nhà đầu tư hầu như đều duy trì trạng thái quan sát và không vội xuống tiền.

Nguồn cung nhà ở vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực do tình hình kinh tế bất ổn mặc dù có những thay đổi tích cực về chính sách

Đánh giá về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, xu hướng giảm lãi suất cùng với giảm tỷ giá đang diễn ra trên toàn cầu, cho thấy chúng ta có thể tin tưởng thị trường bất động sản sẽ phục hồi.

Từ quý 4 trở đi, đà phục hồi sẽ được thể hiện rõ ràng hơn và nhiều khó khăn của thị trường trái phiếu và bất động sản sẽ được giải quyết nhiều hơn. Những sửa đổi luật cũng được tiến hành để phù hợp hơn với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản.

Thị trường chưa thể “tan băng”

Dựa theo báo cáo thị trường bất động sản Q2/2023 của JLL Việt Nam dự báo rằng, trong nửa cuối năm nay, nguồn cung nhà ở vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực do tình hình kinh tế bất ổn, mặc dù có những thay đổi tích cực về chính sách.

Nhu cầu nhà ở dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện nay cho đến khi nguồn cung mới chuyển hướng sang phân khúc giá thấp hơn và các biến động lãi suất cũng như tình hình kinh tế được ổn định hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức và không thể kỳ vọng vào mức tăng trưởng nhanh chóng.

Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - ông Phạm Lâm cho rằng, trong cuối tháng 7, thị trường bất động sản vẫn đối diện với rất nhiều thách thức và nói đến việc "tan băng" trong thị trường này là một nhiệm vụ quá khó khăn.

Theo đó, nên xem việc tháo gỡ khó khăn trong thị trường bất động sản là nỗ lực chung trong việc hồi phục và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này không thể dựa vào việc của một cá nhân hay doanh nghiệp riêng lẻ mà cần sự đồng lòng của nhiều nhân tố tham gia thị trường và các mắt xích của nền kinh tế.

Theo FERI, các tháng cuối năm nhà đầu tư duy trì trạng thái quan sát và không vội xuống tiền. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhu cầu mua “bắt đáy” bất động sản bởi nhu cầu ở luôn cao mà khả năng chi trả của người mua ở mức rất thấp. Điều này khiến đa số người dân có xu hướng chuyển sang thuê bất động sản nhằm tránh được rủi ro và cân nhắc tài chính hợp lý hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu bất động sản đua hút dòng tiền

    Cổ phiếu bất động sản đua hút dòng tiền

    05:27, 28/07/2023

  • Thị trường bất động sản Hải Phòng trở lại “đường đua”

    Thị trường bất động sản Hải Phòng trở lại “đường đua”

    03:00, 28/07/2023

  • Cơ hội sinh lời lớn đến từ bất động sản đối diện bệnh viện

    Cơ hội sinh lời lớn đến từ bất động sản đối diện bệnh viện

    12:26, 27/07/2023

  • Doanh nghiệp bất động sản nặng gánh nỗi lo từ Thông tư 06

    Doanh nghiệp bất động sản nặng gánh nỗi lo từ Thông tư 06

    14:00, 26/07/2023

VI ANH