Địa ốc Việt Nam hút nhà đầu tư ngoại
Trong tình hình khó khăn của thị trường bất động sản, dòng vốn ngoại thông qua các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) đang trở thành “phao cứu sinh” hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi.
>>Vì sao bất động sản TP.HCM tăng trưởng âm?
Theo công bố của Batdongsan.com.vn, nhóm “người chơi mới” trong thị trường bất động sản Việt Nam gồm các doanh nghiệp và quỹ đầu tư… đang tìm kiếm cơ hội để gia nhập thị trường thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A). Họ đang tiến hành thu mua quỹ đất từ các doanh nghiệp bất động sản hiện có hoặc tự mình thành lập các doanh nghiệp bất động sản để phát triển sản phẩm riêng.
M&A bất động sản tăng mạnh
Vừa qua, Kim Oanh Group đã tiến hành ký kết hợp tác cùng Tập đoàn Surbana Jurong đến từ Singapore để phát triển các dự án mà tập đoàn này sẽ đóng vai trò chủ đầu tư.
Theo đó, Kim Oanh Group và Tập đoàn Surbana Jurong sẽ cùng nhau đầu tư phát triển một loạt dự án bất động sản như nhà ở, khu nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng tại khu vực miền Nam. Trong đó, Tập đoàn Surbana Jurong sẽ đảm nhiệm việc tư vấn quy hoạch khu đô thị và kiến trúc cho các dự án mà Kim Oanh Group thực hiện.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT của Kim Oanh Group cho biết, tập đoàn sẽ tập trung phát triển các sản phẩm nhà ở xã hội mới với mức giá phù hợp, dễ dàng tiếp cận, đảm bảo chất lượng và bền vững, hướng tới môi trường sống xanh, sạch và an toàn. Do đó, việc hợp tác chiến lược với Tập đoàn Surbana Jurong sẽ giúp Kim Oanh Group phát triển mô hình nhà ở xã hội "Singapore" tại Việt Nam.
Trước đó, Tập đoàn Keppel (Keppel Corporation Limited) đã công bố kế hoạch cùng quỹ đầu tư Keppel Việt Nam (KVF) đầu tư khoảng 3.180 tỷ đồng để mua cổ phần của hai dự án Emeria (diện tích 6 ha) và Clarita (diện tích 5,8 ha) tại TP. Thủ Đức từ Khang Điền.
Theo kế hoạch, Keppel và Khang Điền sẽ phối hợp phát triển hơn 200 căn nhà liền thổ và 600 căn hộ chung cư trên diện tích tổng khoảng 11,8 ha (tổng chi phí phát triển cả hai dự án bao gồm cả chi phí đất đai, dự kiến là 10.200 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Tập đoàn bất động sản Gamuda (Malaysia) cũng đã thông báo công ty con của họ, Gamuda Land đã đạt thỏa thuận để mua lại toàn bộ cổ phần của 3 cá nhân trong Công ty cổ phần Bất động sản Tâm Lực với tổng giá trị trên 7.200 tỷ đồng. Đồng thời, Gamuda Land cũng trực tiếp sở hữu dự án hỗn hợp nhà cao tầng tại TP.HCM, đó chính là Khu nhà ở Tâm Lực.
>>Sắp ra mắt siêu biệt thự nghỉ dưỡng rộng gần 200 ha giáp cửa ngõ phía Tây Hà Nội
Tín hiệu tích cực
Theo ông Phạm Anh Duy – Giám đốc Tư vấn Đầu tư BĐS tại CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản ghi nhận sự sôi nổi từ những nhà đầu tư ngoại mong muốn tham gia vào lĩnh vực bất động sản thương mại.
Mặc dù trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước gặp khó về tài chính nhưng lại là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể hợp tác, thực hiện chuyển nhượng các quỹ đất dự án một cách thuận lợi hơn. Đây được coi là tín hiệu tích cực đối với thanh khoản thị trường, đồng thời minh chứng cho niềm tin của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tiềm năng của thị trường bất động sản nhà ở, cũng như nền kinh tế Việt Nam.
Mặt khác, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, lượng các nhóm đầu tư nước ngoài quan tâm tới việc thực hiện giao dịch M&A trong lĩnh vực bất động sản đang có xu hướng tăng. Trong số đó, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Malaysia. Họ thường lựa chọn những dự án có pháp lý rõ ràng, vị trí đắc địa và tiềm năng phát triển trong tương lai, với mức giá giảm khoảng 10% - 20%.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước sở hữu tài sản lại không chấp nhận việc bán ra với mức giá thấp bởi họ đã bỏ ra nhiều nỗ lực và kinh phí để xây dựng quỹ đất và triển khai dự án, đồng thời hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết.
Do đó, theo ông Đính, để dòng vốn ngoại được thực hiện hiệu quả cần có cơ chế cho phép chủ đầu tư dự án không đủ tài chính được chuyển nhượng dự án hoặc một phần của dự án với điều kiện tối thiểu là hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Đáng chú ý, Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) dự kiến, lượng M&A dự án bất động sản sẽ giới hạn tại các dự án quy mô nhỏ và đã có pháp lý cơ bản hoàn thiện. Theo dự kiến, các thương vụ quy mô vừa và lớn sẽ tiếp tục kéo dài đến hết Q4, thậm chí sang Q2/2024.
Có thể bạn quan tâm
Đánh thuế lũy tiến bất động sản: Công cụ lành mạnh thị trường
14:11, 08/08/2023
Vì sao bất động sản TP.HCM tăng trưởng âm?
05:00, 08/08/2023
Nhiều hàng bất động sản bị trả lại, TDC lỗ kỷ lục
13:00, 07/08/2023
Gỡ khó thị trường bất động sản: Tìm điểm chạm cung - cầu
04:00, 07/08/2023
Lãi suất ngân hàng giảm: Bất động sản kỳ vọng đón dòng tiền trở lại
03:30, 07/08/2023
Bất động sản bán lẻ: Nguồn cung tăng và thách thức đi kèm
01:00, 07/08/2023