Thị trường bất động sản chưa hết khó khăn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), trong 8 tháng năm nay, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới có 3.066 doanh nghiệp trên cả nước, giảm hơn 53% so với cùng kỳ.
>>Hải Dương: Sắp có khu nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu 1.500 người
Tính đến cuối tháng 8, dù số lượng doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động đã tăng đáng kể khoảng 1.721, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, số doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực bất động sản vẫn giảm mạnh.
Doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng
Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có tổng cộng 3.066 doanh nghiệp bất động sản mới được thành lập, giảm đến 53,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 855 doanh nghiệp, tăng lên 10,8%.
Theo nhận định của ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản BHS (BHS Group), thị trường bất động sản đang bước vào một giai đoạn mới với nhiều trợ lực từ chính sách. Tuy nhiên, dù những khó khăn đã đi qua nhưng chưa thể khẳng định thị trường đã hoàn toàn "thoát hiểm". Hiện tại, một số chủ đầu tư đã bắt đầu bung hàng và có nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường.
Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng của thị trường là các sàn giao dịch và lực lượng môi giới bất động sản đang gặp “báo động”. Ông cho rằng, dù nguồn cung và cầu trên thị trường đang có dấu hiệu tốt hơn, nhưng tình trạng môi giới yếu kém có thể làm chậm quá trình phục hồi của thị trường địa ốc.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, có tới 20% sàn giao dịch đối diện nguy cơ giải thể, 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt. Phần còn lại có khả năng chống đỡ, nhưng sức chống chịu không cao.
Ngoài ra, số doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương nhưng không nhiều.
Theo dự đoán của VARS, lượng bất động sản giải thể tiếp tục tăng là minh chứng cho thấy các doanh nghiệp địa ốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Nếu tiếp tục duy trì đến hết năm nay, số lượng doanh nghiệp có nguy cơ phá sản sẽ có xu hướng tăng cao.
>>Bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi thao túng thị trường bất động sản
Cần thêm thời gian để thẩm thấu chính sách
VARS cho biết, trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành đã rất nỗ lực để khôi phục thị trường bất động sản. Chưa bao giờ các chính sách về tín dụng, pháp lý và dự án bất động sản được ban hành quyết liệt và dồn dập như hiện nay. Song để "ngấm” chính sách không phải là câu chuyện một sớm, một chiều.
Việc giải quyết khó khăn cho các dự án bất động sản vẫn đang gặp nhiều hạn chế do những vướng mắc đã tồn tại từ lâu, đồng thời tình trạng của các doanh nghiệp cũng đã suy yếu. Không chỉ vậy, tâm lý sợ sai và sợ trách nhiệm của một số cán bộ địa phương cũng đóng góp vào tình trạng này.
Trong báo cáo của VARS, chỉ có 21% doanh nghiệp cho rằng các cơ chế và chính sách mới thực sự tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư. Các doanh nghiệp còn lại cho rằng, sau một thời gian quan sát, họ không thấy được sự thay đổi rõ rệt của thị trường. Do đó, khách hàng và nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng.
Một vấn đề khác mà doanh nghiệp gặp phải chính là về nguồn vốn. Qua khảo sát, hơn 70% doanh nghiệp cho biết, các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy.
Dưới góc nhìn của ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, nếu nhìn một cách khách quan thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, song những thách thức tác động đến sự phát triển vẫn còn hiện hữu. Do vậy, cần thêm khoảng thời gian nhất định để các chính sách “thẩm thấu” vào thị trường, bắt đầu chu kỳ phục hồi.
Theo dự báo, dòng vốn đầu tư bất động sản sẽ được cải thiện trong giai đoạn 2024 - 2026. Đây cũng là thời điểm mà thị trường kỳ vọng về lượng giao dịch tăng trưởng, cải thiện tâm lý khách mua.
Có thể bạn quan tâm
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cần làm rõ dấu hiệu thao túng, nhiễu loạn thị trường
17:17, 31/08/2023
Cuộc khủng hoảng bất động sản Việt Nam khác với Trung Quốc về bản chất
16:20, 31/08/2023
Nhận diện cơ hội đầu tư bất động sản Hà Nội nửa cuối năm 2023
13:29, 31/08/2023
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Cần thiết phải công chứng, chứng thực trong giao dịch
03:50, 31/08/2023
Bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi thao túng thị trường bất động sản
00:10, 31/08/2023