Doanh nghiệp địa ốc rơi vào cơn khát vốn

VI ANH 02/12/2023 03:00

Năm 2023 là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp địa ốc, nhất là thời điểm cuối năm. Không ít doanh nghiệp phải chấp nhận đóng cửa hoặc cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương.

>>Vướng mắc pháp lý "kìm chân" nhà đầu tư ngoại

Thông báo mới đây từ Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) vừa qua, toàn bộ nhân viên sẽ phải nghỉ việc không lương từ ngày 26/11. Quyết định này được đưa ra với lý do là doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt dòng tiền, không có nguồn thu để chi trả lương cho cả lãnh đạo và nhân viên. Do đó, HDTC đã phải tiến hành sắp xếp lại tổ chức, chỉ giữ lại những nhân sự chủ chốt.

í, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa giải thể hoặc cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương do hết tiền.

Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa giải thể hoặc cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc không lương do hết tiền.

Doanh nghiệp địa ốc "khát" dòng tiền

Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư PVR Hà Nội (PVR) cũng có công văn giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Theo đó, vào ngày 31/10, HĐQT Công ty PVR đã ban hành quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ ngày 15/11/2023 đến ngày 14/11/2024.

Về lý do tạm ngừng, PVR cho biết, do Công ty bị phong tỏa tài khoản tại các ngân hàng theo quyết định của tòa án và năm 2023, Công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động, dự kiến năm 2024 vẫn không có kinh phí.

>>Gamuda Land củng cố ngôi vị doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Malaysia

Liên quan đến vấn đề thiếu hụt dòng tiền, đại diện một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ, suốt từ giữa năm 2022 đến nay, tuy các doanh nghiệp không có sản phẩm để bán nhưng vẫn phải bỏ ra ngân sách khá lớn để duy trì hệ thống. Thậm chí, lượng hàng bán được từ đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa nhận phí môi giới bởi các chủ đầu tư “nghẽn” dòng tiền, dẫn đến “cơn khát” vốn lây lan từ chủ đầu tư sang công ty phân phối và ngay cả các nhà thầu cũng thiếu hụt tiền cuối năm.

Bên cạnh đó, tình hình khó khăn của thị trường bất động sản cũng tác động mạnh đến nhiều "ông lớn” trong ngành. Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 10 tháng của năm 2023, bất động sản là ngành ghi nhận lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất. Trên cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể và tăng 9,5% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS cho rằng, thị trường đang chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản, trung bình mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Hiện có khoảng 20% sàn giao dịch bất động sản đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ, chỉ còn hoạt động cầm chừng với một vài nhân sự nòng cốt…

trong năm 2024, khi nhiều quy định pháp luật mới được thông qua, cùng với đó là nguồn vốn cho vay đổ vào thị trường, sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội khởi sắc hơn.

Trong năm 2024, khi nhiều quy định pháp luật mới được thông qua sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội khởi sắc hơn. Ảnh:VA 

Qua phản ánh của nhiều doanh nghiệp cho thấy, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra sự chuyển biến thực sự tích cực. Vì vậy, cần bổ sung các giải pháp cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn từ Chính phủ, các bộ, ngành và hệ thống ngân hàng để "vực dậy" thị trường địa ốc.

Kỳ vọng thị trường phục hồi

Nhận định về thị trường trong thời gian tới, ông Đính cho biết, mặc dù Chính phủ và các bộ ban ngành đã liên tục có động thái tháo gỡ khó khăn, nhưng vẫn còn quá nhiều trở ngại và thách thức cho thị trường địa ốc. Tuy vậy, ông Đính kỳ vọng rằng, trong năm 2024, khi nhiều quy định pháp luật mới được thông qua, cùng với đó là nguồn vốn cho vay đổ vào thị trường, sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản có cơ hội khởi sắc.

Đánh giá về tình hình dòng vốn của các doanh nghiệp địa ốc hiện tại, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, với bối cảnh thị trường đang ảm đạm và các chính sách chưa gỡ vướng xong, việc tiếp cận nguồn vốn đối với các doanh nghiệp bất động sản lại càng khó khăn hơn. Có thể thấy, Nghị quyết 33 của Chính phủ đang thực hiện các biện pháp tháo gỡ toàn diện cho thị trường nhưng để có thể đi vào cuộc sống thì cần một khoảng thời gian đáng kể, không thể thực hiện ngay lập tức.

Ở một góc nhìn khác, theo quan điểm của ông Neil MacGregor - Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, để có dòng tiền xử lý các khoản nợ hoặc tái cấu trúc toàn diện, doanh nghiệp bất động sản cần tiến hành chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án, bởi hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) chính là “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có thể bạn quan tâm

  • Gamuda Land củng cố ngôi vị doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Malaysia

    Gamuda Land củng cố ngôi vị doanh nghiệp bất động sản hàng đầu tại Malaysia

    17:55, 01/12/2023

  • M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc

    M&A bất động sản bước vào giai đoạn tăng tốc

    05:00, 30/11/2023

  • Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa thông qua: Siết phân lô, bán nền

    Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) vừa thông qua: Siết phân lô, bán nền

    15:26, 28/11/2023

  • “Kẽ hở” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản

    “Kẽ hở” cho ngân hàng kinh doanh bất động sản

    14:35, 28/11/2023

  • Bước chuyển mình cho các dự án bất động sản

    Bước chuyển mình cho các dự án bất động sản

    13:58, 28/11/2023

VI ANH