COVID-19 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

TRANG LIÊN 08/09/2021 15:27

GS TS Nguyễn Đức Khương tham dự chương trình trực tuyến từ Paris nhận định đại dịch là thách thức nhưng cũng là cơ hội với doanh nghiệp Việt Nam.

Phát biểu tại Tọa đàm trực tuyến: Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi, ông Nguyễn Đức Khương cho biết, thế giới và Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, sức tác động vừa sâu, rộng và trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe con người, kinh tế, xã hội. Trong Hàng loạt chính sách đưa ra đều được các quốc gia ưu tiên hàng đầu là chính sách kiểm soát dịch bệnh, làm sao kiểm soát được sự lây nhiễm, sự vận hành tốt của hệ thống bệnh viện, bảo vệ sức khỏe cho người dân và tiếp đó là nâng cấp hệ thống y tế cộng đồng, phục vụ tốt nhất cho sự chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân nhiễm bệnh.

"Tiêm chủng phòng ngừa là giải pháp tất cả các quốc gia phải thực hiện với tốc độ nhanh nhất có thể để tạo miễn dịch cộng đồng càng nhanh càng tốt, để các hoạt động sản xuất kinh doanh được trở lại bình thường. Bên cạnh đó là các giải pháp thích ứng, an toàn trong mùa dịch. Cuối cùng là các quốc gia tìm cách nâng cao sự phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội của người dân và doanh nghiệp", ông Khương nói.

Bên cạnh đó, tìm cách định vị lại quốc gia mình do thay đổi về địa chính trị. COVID-19 chỉ là một nhân tố bổ trợ vào xu thế này để xu thế này trở nên nhanh hơn. Một trật tự thế giới mới đã bắt đầu từ năm 2010, trải qua Brexit, cuộc chiến tranh thương mại liên miên trong thập niên qua.

Về thay đổi chiến lược địa chính trị, có thể thấy ở 4 điểm: Giảm sự phụ thuộc cung/ cầu, tăng cường tính tự cường của nền kinh tế; Điều chỉnh chuỗi cung ứng – chuỗi giá trị - chuỗi sản xuất; Xu hướng tạo lập liên kết kinh tế chiến lược (rõ ràng nhất ở Bộ tứ kim cương Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc khi hình thành mối quan hệ liên minh rất rõ ràng, gần đây Nhật bản và Mỹ đã hình thành những chuỗi liên kết sản xuất chất bán dẫn,… ; Thúc đẩy số hóa.

Bối cảnh chung, chỉ số toàn cầu về sự bất ổn kinh tế luôn diễn ra. Nếu năm 2008-2009, sau khi thị trường bất động sản Mỹ suy sụp, có sự gia tăng bất ổn về kinh tế liên quan đến vấn đề về Luật, Chính sách kinh tế, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,... Nhưng sau khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra, tới thời điểm này khi COVID xảy ra chúng ta thấy rằng sự bất ổn đó vẫn luôn thay đổi thường xuyên, liên tục. "Như vậy mọi thứ có thể thay đổi trừ một thứ không thay đổi đó là sự thay đổi liên tục của mọi sự vật hiện tượng cũng như những quy luật về kinh tế", ông Khương đánh giá.

Toàn cảnh buổi hội thảo trực tuyến.

Toàn cảnh buổi hội thảo trực tuyến.

Yêu cầu thích ứng cho mỗi doanh nghiệp mỗi quốc gia là điều không thể thiếu trong hoạch định chính sách hay lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của đại dịch tới 3 trụ cột Y tế - Kinh tế - xã hội. Đại dịch được coi là cuộc khủng hoảng chưa từng có với ngành y tế toàn cầu khi cả nền kinh tế đều bị ảnh hưởng từ nó.

Số liệu cập nhật đến ngày 8/9, thế giới có tới 222 triệu ca nhiễm trên 221 quốc gia, lãnh thổ; gần 4.6 triệu người tử vong (7/9); 23 triệu người vẫn đang phải điều trị COVID.

Sự phân bổ và tiếp cận vắc xin rất khác biệt giữa các quốc gia, trong khi 60% dân số ở các nước phát triển đã được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi còn ở các nước nghèo con số này ở mức 1,9%. Điều này tạo ra bài toán lớn đối với phát triển kinh tế xã hội vì thế giới chúng ta là toàn cầu hóa đang có các mối liên kết ràng buộc đan chéo với nhau rất chặt chẽ.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện liên tục các biến chủng (Alpha, Beta, Gamma, Delta) đang có khả năng kháng vaccine.

Cùng với đó là COVID mãn tính (tiếp tục có triệu chứng bệnh sau khi khỏi)nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh vẫn có triệu chứng của bệnh như sốt, đau đầu,..và có khi kéo dài tới 1 năm. Tính riêng Vương quốc Anh có tới 2 triệu người, nước Pháp có khoảng 10% những người đã bị bệnh đang có triệu chứng dài của COVID tương đương 600 nghìn người.

Về kinh tế, các dự báo của các tổ chức y tế lớn như IMF hay WB đều đưa ra dự báo tiêu cực của đại dịch với nền kinh tế toàn cầu. Theo IMF, năm 2020 chúng ta mất 7% về tăng trưởng, năm 2020 tăng trưởng -3,5% so với dự báo trước đó 1 năm (năm 2019) là 3,4%.

Tạp chí The Economists 1/2021 dự báo GDP toàn cầu mất 10000 tỷ USD trong 2020-2021, tương đương với con số của IMF. Sự bất bình đẳng vắc xin đưa đến thiệt hại 2300 tỷ cho GDP toàn cầu.

Về xã hội, là sự hạn chế di chuyển (cách ly, phong toả, giới nghiêm,...); Vấn đề căng thẳng tâm lý, khó khăn tiếp cận y tế và các dịch vụ khác đối với nhóm người yếu thế, người già; Học tập của giới trẻ: nghiên cứu gần đây cho thấy giới trẻ (76,6%) khó tập trung , buồn chán (52%), cáu kỉnh (39%), bồn chồn (38,8%)…; Áp lực tài chính…

Ảnh hưởng của đai dịch tới doanh nghiệp theo ông Khương có thể kể đến: Đứt đoạn các chuỗi cung ứng; Giảm nhu cầu trong, ngoài nước; Chi phí vận chuyển bùng nổ; Thay đổi thói quen của người tiêu dùng; Làm việc từ xa, chuẩn mực mới trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp; Tiền mặt, thanh khoản; Chính sách thay đổi liên tục; Chuyển đổi số.

Từ đó dẫn tới những thay đổi sâu sắc: từ giá trị cơ bản, Mô hình toàn cầu hóa và tự chủ, Phương thức làm việc mới, Nhu cầu và thị trường mới Phương thức thanh toán mới,…

Thách thức của các doanh nghiệp, theo ông Khương gồm các yếu tố: Đặt sức khoẻ, an toàn, và hạnh phúc nguồn nhân lực vào trọng tâm của chiến lược doanh nghiệp; Thúc đẩy chuyển đổi số thích ứng môi trường làm việc hỗn hợp (hybrid); Tìm cách tham gia vào các chuỗi giá trị đang được hình thành; Xây dựng mô hình quản trị rủi ro, quy trình ứng phó với các kịch bản; Tiết kiệm chi phí, tự chủ chuỗi cung ứng (nguồn hàng, nguyên vật liệu tại địa phương, trong nước.

Tuy nhiên ở góc độ khác, ông Khương cũng cho rằng đây sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt:

Thứ nhất, Cơ hội thị trường mới do Việt Nam tạo được lòng tin chiến lược quan trọng với hầu hết các quốc gia, là đầu mối quan trọng cho nhiều hiệp định tự do thương mại (EU-VN FTA, RCEP, CPTPP,...)

Thứ hai, Dòng dịch chuyển sản xuất và đầu tư đến Việt Nam nhờ tiềm năng tăng trưởng cao, nền kinh tế mở

Thứ ba, ước tính khoảng 70% giá trị mới được tạo ra trong nền kinh tế trong thập kỷ tới sẽ dựa trên các mô hình kinh doanh nền tảng được hỗ trợ kỹ thuật số. DN Việt Nam có lợi thế do tính năng động và năng lực tiếp cận số cao, nhanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội nào cho thương mại điện tử trong bối cảnh mới

    Cơ hội nào cho thương mại điện tử trong bối cảnh mới

    17:28, 08/09/2021

  • 4 kịch bản của nền kinh tế hậu COVID-19

    4 kịch bản của nền kinh tế hậu COVID-19

    17:06, 08/09/2021

  • Vaccine công nghệ giúp doanh nghiệp vượt COVID-19

    Vaccine công nghệ giúp doanh nghiệp vượt COVID-19

    16:04, 08/09/2021

  • “Cần nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp”

    “Cần nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp”

    15:26, 08/09/2021

  • Bốn khuyến nghị để doanh nghiệp vượt bão COVID-19

    Bốn khuyến nghị để doanh nghiệp vượt bão COVID-19

    15:22, 08/09/2021

TRANG LIÊN