Số liệu thống kê của VCCI cho thấy có đến Có đến 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của covid.
Phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến: Sáng tạo kinh doanh trong môi trường biến đổi, ông Phạm Ngọc Thạch, Phó ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tác động của COVID-19 tới cộng đồng doanh nghiệp là hết sức nghiêm trọng. Có đến 87,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
“Không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng”, ông Thạch nhấn mạnh.
Các chỉ số như chỉ số thống kê cho thấy những vấn đề rất đáng lo ngại của doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay, nhiều doanh nghiệp phản ánh tới chúng tôi về việc vận chuyển hàng hoá, nhiều loại hàng hoá liên quan đến chuỗi sản xuất khác nhau, liên quan đến bao bì, nhà máy sản xuất chẳng hạn.
“Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2021 đạt 3.044,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,8%). Riêng trong tháng Tám ước tính đạt 279,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước”, ông Thạch nhấn mạnh.
Dẫn nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, ông Thạch cho biết số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm là 85,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.
“Nhưng tôi cho rằng những con số này vẫn chưa đủ để nói nên những khó khăn của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại”, ông Thạch nhấn mạnh.
Chia sẻ với Phó ban Pháp chế, nhiều doanh nghiệp cho biết, tại các vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp rất khó kêu gọi thương lái, nhà máy thu mua, thiếu lái xe, phương tiện vận chuyển thu mua nguyên liệu...
“Đáng nói, việc cung ứng vật tư đầu vào không đáp ứng kịp thời, phát sinh tăng chi phí do trung chuyển và test COVID-19. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất. Số ít thực hiện mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, thì công suất thấp do thiếu nhân lực, kèm theo đó là chi phí rất lớn. Thiệt hại lớn khi bị phạt hợp đồng do chậm tiến độ giao hàng, bị hủy đơn hàng”, ông Thạch nhấn mạnh.
Để giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của COVID, ông Thạch nhấn mạnh, việc đẩy nhanh tốc độ tiêm vacine cho người lao động tại các doanh nghiệp là ưu tiên quan trọng cần làm.
Cùng với đó, ông Thạch cho rằng việc đảm bảo thông suốt trong vận tải hàng hoá liên tỉnh và nội tỉnh, tránh gián đoạn việc vận chuyển hàng hóa cũng gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Phó ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh việc đảm bảo sự thống nhất trong chính sách và quy định phòng chống dịch từ trung ương tới địa phương, nhanh chóng bãi bỏ các quy định do các địa phương ban hành trái với quy định của Trung ương.
“Tham vấn rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp khi xây dựng, ban hành các quy định liên quan tới sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch, đảm bảo không tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Rà soát và giãn thời gian áp dụng một số quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp
Nhanh chóng xây dựng và hướng dẫn áp dụng các mô hình sản xuất an toàn với Covid-19 dựa trên việc tham vấn các chuyên gia và doanh nghiệp để xây dựng các điều kiện, quy trình khả thi và phù hợp cho từng ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp”, ông Thạch nói.
Ngoài ra, ông Thạch cũng nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp: Hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp.
Với các chính sách đã ban hành, Phó ban Pháp chế cho rằng việc chủ động nắm bắt tình hình triển khai, đặc biệt là những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện để điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh kịp thời và có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn, chú trọng các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
14:33, 08/09/2021
14:00, 08/09/2021