CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Gỡ khó cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
Trong khi nhiều doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội nói chung và nhà ở công nhân nói riêng thì HUD vẫn quan tâm và đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội.
Trong khi nhu cầu về nhà ở xã hội nói chung, nhà ở công nhân nói riêng rất lớn cùng các cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước do những hiệu quả kinh tế xã hội mà nhà ở xã hội mang lại nhưng có lẽ không nhiều nhà đầu tư quan tâm đến loại hình này do: Giới hạn về lợi nhuận dự án; Giới hạn về đối tượng khách hàng; So với các dự án nhà ở thương mại cần thêm một số thủ tục liên quan đến dự án nhà ở xã hội: phê duyệt giá, danh sách khách hàng,…; Trong dự án nhà ở xã hội bắt buộc phải bố trí một phần diện tích nhà cho thuê nên cũng phần nào làm giảm sự hấp dẫn của phân khúc này,..
Theo HUD, mặc dù nhiều doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội nói chung và nhà ở công nhân nói riêng thì HUD vẫn quan tâm và đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội do HUD là doanh nghiệp Nhà nước, một doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, HUD có trách nhiệm thực hiện các chủ trương chính sách trong lĩnh vực phát triển nhà ở của Đảng, Chính phủ và của Bộ Xây dựng nói chung, chủ trương phát triển nhà ở xã hội nói riêng; thực hiện vai trò,trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong các chính sách an sinh xã hội, giải quyết nhu cầu an cư cho các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở.
Bên cạnh đó, một số dự án khu đô thị mới do Tổng công ty HUD đầu tư có bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội theo quy định; Tổng công ty xây dựng quỹ NOXH tại quỹ đất này góp phần nhanh chóng phủ kín dự án, hiện thực hóa quy hoạch chi tiết được duyệt, thu hút người dân đến định cư tại dự án;
Đối với doanh nghiệp nhà nước, theo HUD, đây là ngách thị trường với sự cạnh tranh đầu vào ở mức độ thấp hơn, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia; tất nhiên cũng chỉ tham gia các dự án mang tính khả thi, đảm bảo hiệu quả.
Ngoài ra, việc tham gia các dự án nhà ở xã hội giúp Tổng công ty phát huy bộ máy chuyên nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý nhà với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm. Đây là yếu tố quan trọng giúp chúng tôi giảm giá thành, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách xã hội dễ tiếp cận trong phạm vi thu nhập còn hạn hẹp của mình.
Báo cáo của HUD cũng cho biết, một điều khá thuận lợi là Nghị định 49/CP do Bộ Xây dựng chủ trì dự thảo, được Chính phủ ban hành ngày 01/4/2021, một số khó khăn vướng mắc trước đây đã cơ bản được tháo gỡ. Bên cạnh đó, rất nhiều quy định mới trong Nghị định 49/CP sẽ mang lại những ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người mua nhà, nhất là đối với người mua nhà, như nguồn vốn phục vụ dự án, vốn cho người vay mua nhà, quỹ đất phát triển dự án,...
"Chúng tôi kỳ vọng và tin tưởng, với những điểm mới về phương thức, cơ chế chính sách, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội nói chung, nhà ở công nhân nói riêng cũngnhư các dự án nhà ở xã hội của HUD. HUD đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ cán mốc triển khai 1.000.000m2 nhà ở xã hội tương đương với khoảng hơn 11.000 căn ở nhà ở xã hội mang thương hiệu HUD, trong đó có một tỷ trọng đáng kể là nhà ở phục vụ công nhân", HUD kỳ vọng.
Có thể bạn quan tâm
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Thực trạng và giải pháp cho hạ tầng an sinh cho các khu công nghiệp
16:42, 30/11/2021
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 4 đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế
16:18, 30/11/2021
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Cần có chính sách bố trí NOXH trong dự án phát triển nhà ở thương mại
14:37, 30/11/2021
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Ba đề xuất liên quan quy định pháp lý trong văn bản Luật
14:19, 30/11/2021