Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics
Chi phí logistcis được xem là thách thức lớn nhất, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong năm nay.
>>>KINH TẾ CUỐI TUẦN: Cần minh bạch giá cước logistics bằng sàn giao dịch
Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP HCM, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu phải đối diện với khó khăn về giá nguyên phụ liệu cho sản xuất tăng 15%-40% so với thời điểm trước dịch và phí dịch vụ logistics tăng cao gấp nhiều lần. Đơn cử, trước đây giá một container đi Mỹ chỉ khoảng 2.000 đô la trở lại, nhưng hiện nay trả đến 15.000 đô la/container 40 feet vẫn không đặt được. Tương tự, giá container đi Nga lúc này khoảng 9.000-10.000 đô la, trong khi ngày trước chỉ 1.200 đô la. Chi phí logistics đẩy giá thành sản phẩm tăng cao.
"Đây là 2 vấn đề chính khiến các doanh nghiệp tỏ ra khá thận trọng trong việc nhận đơn hàng mới. "Khó khăn, vướng mắc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ngành lương thực thực phẩm hiện nay nằm ở nhân công thời vụ, vốn sản xuất và các hàng rào kỹ thuật khắt khe" - bà Chi nhìn nhận.
Bà Chi nhấn mạnh, khó khăn bậc nhất hiện nay vẫn là vấn đề logistics vì nhiều doanh nghiệp tỏ ra thận trọng, không dám nhận đơn hàng mới. Và thực tế, khó khăn trong khâu logistics cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng, mất các thị trường đã dày công vun đắp.
Theo bà Chi, Nhà nước đang nói rất nhiều đến xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, DN ngành lương thực thực phẩm đang xuất khẩu tiểu ngạch rất nhiều.
Nhà nước cứ kêu gọi "Các doanh nghiệp không đưa hàng lên biên giới nữa". Tuy nhiên, đó không phải là cách tháo gỡ vướng mắc cho lâu dài.
"Việc này lại nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Hy vọng Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ", bà Chi nói.
Từ thực tế đó, Lãnh đạo Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM kiến nghị Chính phủ sớm ban hành chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế với các chính sách được thiết kế khoa học, sát với nhu cầu, điều kiện của doanh nghiệp, tính khả thi cao. Cùng với đó là các gói hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh ở những ngành quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội để sớm tạo sức bật cho nền kinh tế.
- Xu hướng xuất khẩu số trên thế giới
- Xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 sẽ ra sao?
Ông Nguyễn Chánh Phương – Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM - cũng cho biết, phí logistics tăng cao khiến DN ngành gỗ không dám tiếp nhận đơn hàng dài hạn.
Theo ông Phương, hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam chỉ khoảng 400 tỷ USD. Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường quá lớn để có tiếng nói đủ trọng lượng đối với ngành logistics thế giới.
Còn các thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn. Tiếng nói của họ đối với ngành logistics cũng có trọng lượng hơn, dễ dàng giải quyết vấn đề chi phí logistics cho quốc gia.
Ngành gỗ mặc dù có thị trường đầu ra tốt, tuy nhiên những mặt hàng giá trị cao hoặc các thiết kế mới không có cơ hội giới thiệu ra thị trường thế giới.
Nguyên nhân do dịch bệnh làm gián đoạn. Và, logistics vẫn là vấn đề nan giải nhất hiện nay.
"Bản thân một hiệp hội ngành hàng không thể đủ tầm giải quyết trong bối cảnh khó khăn toàn cầu", ông Phương nói.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP HCM cho biết, mức thu phí cơ sở hạ tầng cảng biển tại TP.HCM dự kiến áp dụng cho hàng quá cảnh, trung chuyển, hàng qua kho ngoại quan hiện nay ở mức cao (với mức thu 2,2 triệu đồng với container 20 feet và 4,4 triệu đồng với container 40 feet).
Điều này khiến các hãng tàu buộc phải cân nhắc các dịch vụ tại cảng biển ở Việt Nam. Và khả năng các hãng tàu sẽ dịch chuyển lượng hàng này qua các cảng lân cận trong khu vực.
Như thế sẽ đi ngược lại định hướng của Chính phủ: "Nâng cao lưu lượng hàng hóa tại các cảng cửa ngõ Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải, đưa các cảng này trở thành đầu mối thu gom và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế".
Ông Cường kiến nghị cần điều chỉnh, tạo sự linh hoạt, thống nhất trong các quy định; tạo cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam dẫn dắt thị trường để nhóm này phát huy vai trò dẫn dắt thị trường, giảm chi phí, giúp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hàng hóa Việt Nam. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối hạ tầng giao thông, kết nối đa phương thức, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đầu tư vào hạ tầng hậu cần và kho bãi để tăng cường hệ sinh thái logistics, kết nối khu vực giúp tăng khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam trên toàn cầu.
"Cần có sự quan tâm, định hướng phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng hệ thống kỹ năng cần thiết - hướng đến mục tiêu người được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp, hướng đến sự minh bạch năng lực trong ngành dịch vụ logistics, phối hợp với các trung tâm đào tạo, Hiệp hội Quốc tế (FIATA) để xây dựng giáo trình phù hợp, bảo đảm chất lượng đào tạo" - ông Cường đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM năm 2021 chỉ tăng 1%
08:50, 19/01/2022
Xu hướng xuất khẩu số trên thế giới
04:00, 19/01/2022
Ấn Độ - thị trường tiềm năng xuất khẩu thanh long
03:30, 19/01/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sửa quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu
20:10, 17/01/2022