KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Nên xem xét mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
Sản xuất đình trệ, đơn hàng bị mất, “ba tại chỗ” gặp khó khăn …Hàng loạt tác động xấu đã và đang bào mòn nguồn lực nên nhà đầu tư nước ngoài tha thiết được mở cửa trở lại để sản xuất, kinh doanh…
Mới đây, bốn hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm: Thương mại Mỹ (AmCham), doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN kiến nghị Chính phủ về chiến lược khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn trong tình hình mới.
“Điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế” - kiến nghị nêu và cho rằng cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ.
Theo các hiệp hội nhà đầu tư nước ngoài, đến thời điểm này có ít nhất 20% thành viên sản xuất đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác.
“Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại. Mặt khác, đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi khi các kế hoạch đầu tư đang bị trì hoãn do những bất ổn hiện tại” - các hiệp hội nêu kiến nghị.
Thông tin với báo chí, đại diện một số công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng khẩn thiết đề nghị Chính phủ và chính quyền địa phương đưa ra lộ trình mở cửa vì sức chống chịu của họ đã đến giới hạn. Cụ thể, lãnh đạo một công ty của Đài Loan cho hay từ ngày 17-7 đến nay, họ phải ngừng hoạt động. Dù không có doanh thu nhưng mỗi tháng vẫn phải chi 17 triệu USD cho các khoản, trong đó trả lương tối thiểu cho người lao động 12,7 triệu USD và 4,3 triệu USD đóng các khoản khác. Đáng chú ý, khoảng 25% đơn hàng của công ty đã bị chuyển khỏi Việt Nam.
Một nhà đầu tư nước ngoài ở Bà Rịa-Vũng Tàu cũng kiến nghị cần phải đơn giản hóa thủ tục cho chuyên gia, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Bởi hiện nay, thủ tục nhập cảnh còn khó khăn. Quy trình nhập cảnh phải được bốn cơ quan chấp thuận nên mất thời gian chờ đợi.
“Cần có quy trình một cửa, một đầu mối về giải quyết vấn đề nhập cảnh. Đồng thời, nếu tiếp tục phương án “ba tại chỗ” và “một cung đường - hai điểm đến” thì rất khó khăn cho nhà đầu tư vì các chi phí đội lên và người lao động đã không được về nhà bốn tháng nay.
Do vậy, chúng tôi đề nghị cho phép công nhân tại khu vực nguy cơ cao ở lại nhà máy, công nhân ở khu vực khác được xe buýt của công ty đưa đón đi làm. Đặc biệt, cho phép người lao động đã tiêm vaccine đầy đủ được đi lại giữa TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu…” - đại diện doanh nghiệp này nêu.
Có thể bạn quan tâm
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần chính sách nới lỏng và nhất quán việc di chuyển cho người lao động
06:00, 25/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tối ưu hoá nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ
11:00, 24/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cần cơ chế riêng cho ngành xây dựng
08:00, 24/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mong được tái mở cửa và thiết lập trạng thái bình thường mới cho sản xuất
09:15, 23/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp "nghẹt thở" về phí, tần suất xét nghiệm COVID-19
11:19, 21/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: 5 nhóm chính sách doanh nghiệp "mong mỏi" thay đổi nhất
14:51, 19/09/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp Đà Nẵng cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ
11:20, 18/09/2021
Hà Tĩnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ triển khai cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng trước năm 2023
15:39, 19/08/2021
Hà Nội kiến nghị Thủ tướng tăng 70% mức bồi dưỡng phòng, chống dịch COVID -19
20:56, 17/05/2021
TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 5 nhóm vấn đề trọng tâm
11:17, 13/05/2021
Kiến nghị Thủ tướng chốt phương án đầu tư sân bay Long Thành
11:00, 08/10/2020