KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tối ưu hoá nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ

PHAN NAM (thực hiện) 24/09/2021 11:00

Để nền kinh tế sớm phục hồi, phát triển, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện tới những doanh nghiệp quy mô lớn, phát triển bền vững.

Họ sẽ trở thành những “đầu tàu” kéo nền kinh tế sớm phục hồi.

Trao đổi với DĐDN, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp ý thức được nguồn lực từ phía Chính phủ là có giới hạn. Chính vì vậy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần có trọng tâm, trọng điểm.

- Từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay?

Kết quả khảo sát về tình hình doanh nghiệp hội viên trên địa bàn TP Đà Nẵng trước tác động do dịch COVID-19 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây cho thấy có tới 41,73% doanh nghiệp hội viên đang phải tạm ngừng hoạt động; 1,44% doanh nghiệp hội viên đã ngừng hoạt động chờ giải thể. Nhiều địa phương khác cũng đang trong tình trạng tương tự.

Đại dịch COVID-19 là bất khả kháng đối với tất cả các doanh nghiệp, chỉ một số rất ít doanh nghiệp có khả năng tiếp tục trụ vững. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách căn cơ nếu không số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động sẽ tiếp tục gia tăng.

- Chính phủ đã triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, ông đánh giá thế nào về hiệu quả thực thi?

Mặc dù, Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh đã tích cực vào cuộc, ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định, duy trì, hồi phục và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, do chưa có tiền lệ, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập, đòi hỏi các giải pháp cụ thể, thiết thực đối với doanh nghiệp. Đây cũng là lý do sắp tới sẽ có Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp.

- Theo ông đâu là giải pháp để doanh nghiệp vượt khó, duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong và sau đại dịch trong điều kiện bình thường mới?

 Nhiều biện pháp đã được triển khai hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. (Sản xuất linh kiện điện lạnh tại Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, KCN Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Nguyễn Quang)

Nhiều biện pháp đã được triển khai hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. (Sản xuất linh kiện điện lạnh tại Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, KCN Thăng Long, huyện Đông Anh. Ảnh: Nguyễn Quang)

Nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ là đảm bảo cân đối vĩ mô trong khi chi phí dành cho phòng chống dịch COVID-19 rất lớn. Nhiều hiệp hội cũng đã có những kiến nghị đề xuất các giải pháp rất cụ thể lên Chính phủ trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tôi cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong và sau đại dịch trong điều kiện bình thường mới cần có trọng tâm để không bị phân tán và đảm bảo các nguồn lực hỗ trợ được hấp thụ tối đa.

Có hai nhóm giải pháp các doanh nghiệp đang rất quan tâm, mong đợi. Thứ nhất là nhóm giải pháp về tài chính. Hiện nay các doanh nghiệp đang bị mất cân đối dòng tiền do vậy việc duy trì hạn mức tín dụng, hoãn, giãn các khoản thuế, phí là cần thiết. Làm sao để doanh nghiệp có khả năng phục hồi tốt vẫn duy trì được hạn mức tín dụng, thậm chí được giảm lãi xuất. Các khoản thuế, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội cũng được tiếp tục giãn, hoãn, gia hạn.

Thứ hai là nhóm giải pháp đối với người lao động. Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc duy trì lực lượng lao động. Doanh muốn giữ lực lượng lao động, nhưng lại không có khả năng trả lương do phải ngừng hoặc sản xuất cầm chừng. Nếu cho lao động nghỉ việc sẽ giảm bớt chi phí trước mắt nhưng khi tuyển dụng lại sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy rất cần chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người lao động từ Chính phủ để doanh nghiệp có thể duy trì được lực lượng lao động.

Để làm được điều đó, các chính sách cần xây dựng trên cơ sở thông tin hai chiều giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Việc VCCI thành lập Hội đồng Hợp tác Doanh nghiệp ứng phó COVID-19 là rất kịp thời. Đây sẽ là cầu nối tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp từng ngày, từng giờ với Chính phủ.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI:

Theo Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng; giảm thuế GTGT kể từ thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2021, thời gian giảm như vậy chưa đảm bảo để doanh nghiệp phục hồi. Sớm nhất thì phải đến quý I năm 2022, các hoạt động kinh tế mới trở lại trạng thái bình thường mới. Chính vì vậy, VCCI đề nghị điều chỉnh thời hạn áp dụng các biện pháp hỗ trợ sang đến hết tháng 6/2022.

Ông Nguyễn Văn Được, tổng giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín:

Bộ Tài chính nên trình Chính phủ giảm thuế GTGT cho các hàng hóa dịch vụ vì giảm thuế GTGT đồng nghĩa với việc giảm giá bán, tức là người dân sẽ được mua hàng hóa dịch vụ với mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó, khi giảm thuế, giá bán giảm sẽ kích cầu, hỗ trợ khâu sản xuất, lưu thông. Mức giảm thuế GTGT cũng cần được xem xét tăng hơn so với mức 30% và đối tượng được giảm thuế GTGT cần được mở rộng cho hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, hàng thiết yếu.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mong được tái mở cửa và thiết lập trạng thái bình thường mới cho sản xuất

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mong được tái mở cửa và thiết lập trạng thái bình thường mới cho sản xuất

    09:15, 23/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời - tổ chức sự kiện mong mỏi tiếp cận gói hỗ trợ

    KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp quảng cáo ngoài trời - tổ chức sự kiện mong mỏi tiếp cận gói hỗ trợ

    07:04, 23/09/2021

  • TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 5 nhóm vấn đề trọng tâm

    TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 5 nhóm vấn đề trọng tâm

    11:17, 13/05/2021

  • Kiến nghị Thủ tướng chốt phương án đầu tư sân bay Long Thành

    Kiến nghị Thủ tướng chốt phương án đầu tư sân bay Long Thành

    11:00, 08/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tối ưu hoá nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO