KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh
Trước hàng loạt những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong quá trình hoạt động, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chính phủ tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh…
Gửi kiến nghị tới Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 26/9, Hiêp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, Dự thảo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) quy định rất ngặt nghèo hơn cả QCVN 11-MT;2015/BTNMT rất nhiều; Phospho chỉ từ 4-6 mg/l, Nito chỉ từ 20-40 mg/l, Amoni chỉ từ 5-10 mg/l, điều này đang gây trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Do đó, VASEP kiến nghị không gộp nước thải chế biến thủy sản vào Dự thảo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) công nghiệp chung nhiều ngành nghề khác nhau, tiếp tục thực hiện QCVN riêng cho chế biến thủy sản do yếu tố đặc thù của ngành như đã thực hiện riêng trong hơn 20 năm qua.
Cũng theo VASEP, việc mở rộng các đối tượng danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như Dự thảo Thông tư mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành
VASEP kiến nghị, không đưa các sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa sản phẩm động vật (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch theo Luật thú ý, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm trên chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm
Cũng có kiến nghị trong Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 26/9, Công ty CP xuất nhập khẩu và tư vấn đầu tư An Bình (Hà Giang) cho biết, trong năm 2021 có 4 đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra tại nhà máy, Công ty liên tục phải làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, không còn thời gian để sản xuất trong thời kỳ vô cùng khó khăn như hiện nay.
Do vậy, doanh nghiệp này kiến nghị không tổ chức thanh tra đối với nhà máy sản xuất viên gỗ nén của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tư vấn và đầu tư An Bình tại Hà Giang, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để vượt qua đại dịch.
Còn Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị miễn giảm phân luồng đỏ, tháo gỡ ách tắc về thủ tục Hải quạn trong giai đoạn phong tỏa cho doanh nghiệp. Bởi xe ô tô của doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng, Tiền Giang nhưng mang biển số tỉnh Bình Dương không qua được chốt kiểm dịch dù có đủ giấy thông thành, giấy xét nghiệm dẫn tới hàng hoá ách tắc.
Đáng nói, mặc dù có hướng dẫn của Bộ Y tế nhưng một số địa phương áp dụng nguyên tắc riêng và không cho phương tiện vận chuyển lưu thông qua các tỉnh, đặc biệt, chính quyền một số tỉnh như Sóc Trăng, Đồng Tháp cho rằng sữa không được coi là mặt hàng thiết yếu.
Trước những vướng mắc, hạn chế, doanh nghiệp đã và đang gặp phải, VCCI cho rằng, với ngân sách hạn hẹp hiện nay, dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ không còn nhiều để bảo đảm giữ các cân đối lớn của nền kinh tế.
Do vậy, VCCI kiến nghị tiếp tục ưu tiên cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về việc ban hành Chương trình cắt giảm đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Chính phủ cần thúc đẩy, giám sát các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện Nghị quyết này một cách thực chất, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Duy trì hiệu lực của giấy phép lưu hành sản phẩm
06:10, 03/10/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Sớm triển khai các nội dung Nghị quyết số 105/NQ-CP
06:00, 03/10/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Giải quyết vướng mắc về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp Dược
04:05, 03/10/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Sửa Luật Đầu tư gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản
10:42, 02/10/2021
KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Tháo gỡ những bất cập về phí hạ tầng cảng biển
06:10, 02/10/2021