Quảng Ninh: Số hóa trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 11/05/2022 00:36

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng việc số hóa trong chu trình OCOP đến gần người tiêu dùng, Do đó, thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

>>>Quảng Ninh: Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến sản phẩm

>>>Quảng Ninh: Du lịch chuyển đổi số để bứt phá

Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ thể OCOP tại Quảng Ninh đang không ngừng nỗ lực trong việc số hoá kênh phân phối, triển khai kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, xây dựng mô hình du lịch kết nối tiêu thụ sản phẩm địa phương.

Từ đẩy mạnh kết nối

Theo thống kê, hiện nay, Quảng Ninh có 330 sản phẩm OCOP được số hóa, trung bình đạt mức 100 sản phẩm/năm. Lượng doanh nghiệp tham gia đưa sản phẩm lên nền tảng cũng gấp đôi năm trước (100 đơn vị). Doanh thu ước tính trong vòng 2 - 3 năm qua dao động từ 1 - 1,3 tỷ đồng/năm với gần 3.000 đơn hàng thanh toán qua sàn. Nhờ chương trình, một số sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tìm kiếm và tiêu thụ mạnh, điển hình như miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng,… 

Quảng Ninh có 330 sản phẩm OCOP được số hóa, trung bình đạt mức 100 sản phẩm/năm

Quảng Ninh có 330 sản phẩm OCOP được số hóa, trung bình đạt mức 100 sản phẩm/năm

Thời gian đầu, việc đưa sản phẩm lên nền tảng chỉ dừng lại mức tối giản. Giới hạn về khả năng tiếp cận công nghệ, cách thức tích hợp thanh toán, độ phân giải và dung lượng,… khiến đa số chủ thể chú trọng một số nội dung và hình ảnh cơ bản. Đến nay, giao diện cửa hàng đã trở nên chi tiết, cụ thể hơn. Ngoài một số thông tin đơn giản, doanh nghiệp có thể gắn link fanpage, website, đầu tư hình ảnh chất lượng, cải thiện nội dung truyền tải. Tuy nhiên, về lâu dài, cơ quan quản lý cần nâng cấp cơ sở dữ liệu, xây dựng kênh tiêu thụ hiệu quả, minh bạch, giúp thông tin liền mạch, tránh đứt gãy.

Theo ông Nguyễn Kiên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương (Sở Công Thương tỉnh), cho biết: Để thích ứng, đón đầu xu hướng phát triển TMĐT, đặc biệt áp dụng các hình thức thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt, vừa qua, sàn giao dịch TMĐT sản phẩm OCOP mới ở địa chỉ: ocopquangninh.com.vn đã được đầu tư, hoàn thiện và đưa vào hoạt động dịp cuối tháng 4/2022. Với nhiều chức năng hiện đại, sàn được trang bị và thúc đẩy các công cụ thanh toán điện tử hiện đại, thuận lợi hơn. Đây là mong muốn của các nhà quản lý, doanh nghiệp quan tâm TMĐT.

Nhờ chương trình, một số sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tìm kiếm và tiêu thụ mạnh

Nhờ chương trình, một số sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tìm kiếm và tiêu thụ mạnh

Theo đó, sàn tích hợp chức năng thanh toán online và đa dạng hóa hình thức vận chuyển để khách hàng linh hoạt lựa chọn. Ngoài việc đồng bộ hóa nguồn dữ liệu 333 sản phẩm trước đây, các sản phẩm OCOP mới được cập nhật, đăng ký trên sàn được kiểm duyệt nghiêm ngặt về giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cũng như các loại giấy tờ liên quan. Đồng thời, hiện 70% nguồn dữ liệu cũ được đồng bộ trên sàn (tương đương 268/333 sản phẩm) đều được rà soát, kiểm tra và hoàn thiện giấy tờ cần thiết.

>>>Quảng Ninh: Từ du lịch đến Hội chợ OCOP

Theo đó, cách làm này giúp đảm bảo uy tín sản phẩm, còn doanh nghiệp sẽ quản lý được đơn hàng trên mọi phương tiện và nhận thông báo qua sàn nhanh chóng nhất. Ngoài ra, sàn còn ứng dụng một số hình thức thanh toán điện tử qua dịch vụ của VNPT Pay, kết nối, thanh toán qua chuyển khoản từ tất cả các tài khoản ngân hàng như sàn TMĐT lớn: Tiki, Lazada... Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà trước đây sàn TMĐT cũ không thực hiện được. Việc hoàn thiện, nâng uy tín, khả năng kiểm soát cũng cho phép sàn đứng ra làm trung gian giải quyết khiếu nại khách hàng về sản phẩm được mua qua sàn TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng...

…đến xây dựng thương hiệu

Trong năm 2022, Quảng Ninh tiếp tục kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo chuỗi giá trị; xây dựng thương hiệu, bảo đảm chuyên nghiệp, cải thiện quy mô kinh doanh nhằm tạo nền tảng vững chắc hướng đến chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, tỉnh dự kiến sẽ kêu gọi 15 đơn vị tham gia chương trình, tổ chức lựa chọn thêm 50 sản phẩm, đánh giá phân hạng ít nhất 70 - 100 mặt hàng chất lượng từ 3 - 4 sao và phấn đấu đạt 2 - 4 sản phẩm mức 5 sao, tham gia dự thi phân hạng OCOP cấp quốc gia.

Đóng gói sản phẩm OCOP - Quảng Ninh

Đóng gói sản phẩm OCOP - Quảng Ninh 

Được biết, vừa qua tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo về thúc đẩy TMĐT trong khuôn khổ Hội chợ OCOP Hè 2022, nhiều đơn vị cung cấp như VNPT, Viettel, Visa... cũng cung cấp các giải pháp tiên tiến mới, thiết thực, bổ khuyết cho sàn và các doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị trên đưa ra các hình thức thanh toán nhanh, thuận lợi; tích cực ứng dụng thanh toán trực tuyến và công cụ thanh toán như ví điện tử Momo, Zalo pay... Đây là cách làm mới mà nhiều sàn TMĐT lớn đã áp dụng thành công.

Các sàn TMĐT lớn như: Tiki, Lazada,Voso, Postmart... cùng các đối tác như VPBank, Visa hay Icheck... đề xuất các giải pháp phân phối sản phẩm trên sàn, hỗ trợ tài chính số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số; phát triển công nghệ và thúc đẩy phân phối sản phẩm trên nền tảng TMĐT... Quả thật, đây cũng là những yếu điểm mà các doanh nghiệp OCOP Quảng Ninh, các sàn TMĐT ở địa phương trước đây còn yếu, chưa thực hiện tốt.  

Đáng chú ý là một số đơn vị còn đưa ra nhiều dịch vụ, chương trình mới hữu ích, lấp lỗ hổng, điểm yếu mà sàn hoặc các doanh nghiệp OCOP còn mắc phải, như: Thanh toán qua mã QR code, thông tin về sản phẩm qua mã QR code (như thông tin về ngày trồng, thu hoạch, xuất kho... thay vì chỉ là bài giới thiệu sản phẩm như hiện nay). Bởi trên thực tế mã QR cũng như các giải pháp thanh toán trực tuyến nhanh là điều mà phần nhiều doanh nghiệp OCOP còn chưa có, thậm chí chưa tiếp cận hoặc áp dụng còn sơ sài.

Để phát triển nhanh, tăng kênh tiêu thụ, tiệm cận với xu thế hiện đại... cần có sự quan tâm, triển khai tích cực của cả phía nhà quản lý, các doanh nghiệp OCOP.

Để phát triển nhanh, tăng kênh tiêu thụ, tiệm cận với xu thế hiện đại... cần có sự quan tâm, triển khai tích cực của cả phía nhà quản lý, các doanh nghiệp OCOP.

Theo ông Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công ty thương mại Hải Long cho biết, dịch COVID-19 lại là cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử (TMĐT), đa dạng hóa các hình thức thanh toán số, không dùng tiền mặt, vốn đang tạo nhiều tiện ích, thành xu thế chung của xã hội. “Chính vì thế, từ lâu, chúng tôi đã chú trọng phát triển TMĐT, đặc biệt phát triển thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt đem lại nhiều quyền lợi, thuận tiện cho khách hàng. Việc thúc đẩy TMĐT gắn với sản phẩm OCOP, ứng dụng, tích hợp các tiện ích thanh toán điện tử càng góp phần xúc tiến sản phẩm OCOP phù hợp với xu hướng hiện đại”

Có thể thấy, TMĐT sản phẩm OCOP qua sàn hiện đã có nhiều chuyển động và điều kiện tích cực để thúc đẩy. Để phát triển nhanh, tăng kênh tiêu thụ, tiệm cận với xu thế hiện đại... cần có sự quan tâm, triển khai tích cực của cả phía nhà quản lý, các doanh nghiệp OCOP./.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Du lịch chuyển đổi số để bứt phá

    Quảng Ninh: Du lịch chuyển đổi số để bứt phá

    00:35, 03/05/2022

  • Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu vùng biên

    Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu vùng biên

    02:06, 04/05/2022

  • Quảng Ninh: Thất vọng cảng Cái Lân

    Quảng Ninh: Thất vọng cảng Cái Lân

    14:02, 04/05/2022

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH