Nông nghiệp nông thôn Gia Lai tích cực chuyển đổi số

MAI CHIẾN 26/10/2023 11:00

Nông nghiệp và nông thôn của Gia Lai đang có những bước chuyển mình tích cực trong hoà nhập cuộc cách mạng chuyển đổi số.

>>Doanh nghiệp chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện ngành nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Gia Lai có gần 840 ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp cho hơn 20 loại cây nông nghiệp chủ lực. Một số loại đang đem về lợi thế cho địa phương như cây cà phê, tiêu, chanh dây, khoai lang, sắn, mía, lúa, rau xanh và chăn nuôi.

Theo ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp cho việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp, tổ chức, nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Các nhà khoa học chia sẻ về lợi ích của chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

Các nhà khoa học chia sẻ về lợi ích của chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

Đồng thời, giúp cho việc quản lý của ngành nông nghiệp nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời, làm tăng năng lực quản lý và hiệu quả điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 190 mã số vùng trồng với tổng diện tích 8.974,48 ha và 32 cơ sở đóng gói xuất khẩu. Trong lĩnh vực chăn nuôi đã phát triển được 07 cơ sở được chứng nhận VietGAP, 01 cơ sở chứng nhận GlobalGAP. Bên cạnh đó, nông dân trong toàn tỉnh đã sản xuất được 57 sản phẩm OCOP trong lĩnh vực chăn nuôi đạt 3 - 4 sao, 03 sản phẩm thủy sản đạt chứng nhận OCOP 3 sao.

Trong khi đó, góp ý cho chuyển đổi số nền nông nghiệp nông thôn tỉnh Gia Lai, Tiến sĩ Lê Doãn Hợp - Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số nói “Để việc chuyển đổi số trong nông nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực hơn, thời gian tới cần thiết lập nền tảng dữ liệu về diện tích, sản lượng cây trồng, xây dựng bản đồ số vùng trồng các cây trồng chính để khai thác, sử dụng trong công tác quản lý nhà nước, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ; xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng. Số hoá quy trình cấp mã số vùng trồng, cảm biến vi khí hậu, giám sát độ ẩm, tưới tiết kiệm…”.

Đại điện các nhà khoa học, người quản lý trao đổi về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân

Đại điện các nhà khoa học, người quản lý trao đổi về chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân

Để chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn của tỉnh Gia Lai phát triển sâu rộng hơn nữa, ngành quản lý nông nghiệp cũng đã đưa ra những giải pháp mang tính tích cực. Trong đó cần hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu vật lý ảo, làm cơ sở để ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý, sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Giúp nông dân tích cực thay đổi cách nghĩ, cách tiếp cận với công nghệ mới, trong sản xuất nông nghiệp và tiếp cận thị trường, không như cách làm và bán hàng trước đây. Giới thiệu các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả khi ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển các hình thức hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín hoặc bốn nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

>>Nông nghiệp Việt Nam gặp khó khi chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

Trong khi đó, đề cập đến vấn đề thương mại cho nông sản, Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển giáo dục Tây Nguyên lại cho biết “nông dân, hợp tác xã đã làm ra những sản phẩm OCOP, vậy cần phải bổ trợ sàn thương mại điện tử ALL IN ONE cho họ. Tăng tính liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời thúc đẩy nâng cao giá trị sản phẩm thông qua cấu trúc B2B, B2C, C2C. Cho phép người mua, người bán tương tác trực tuyến có sự xác nhận tính thực tế giữa đôi bên. Đồng thời tạo cơ hội tăng thêm thu nhập từ vốn không đồng cho nhà tiếp thị liên kết và tăng doanh số cho người bán hàng”.

Người tham gia sản xuất nông nghiệp quan tam về chuyển đổi số

Người tham gia sản xuất nông nghiệp quan tâm về chuyển đổi số

Hiện ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai có 586 nhãn hiệu hàng hóa nông sản đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ. Sản phẩm được xuất khẩu đi các nước Trung Quốc, New Zealand, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác.

Không chỉ xuất khẩu mà sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Gia Lai còn xuất hiện trên 10 trang thương mại điện tử của tỉnh và của các doanh nghiệp như Sendo, Tiki, Voso, Postmart, kioViet. Các hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình sản xuất nông nghiệp cần tích cực tham gia chuyển đổi số hơn nữa, để nâng cao giá trị và chất lượng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, và hội nhập sâu rộng trên thị tường thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Nông nghiệp Việt Nam gặp khó khi chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

    Nông nghiệp Việt Nam gặp khó khi chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

    02:01, 08/10/2023

  • Ngành Nông nghiệp Đắk Nông: Khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

    Ngành Nông nghiệp Đắk Nông: Khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

    15:21, 07/10/2023

  • Điện Biên đẩy mạnh chuyển đổi số

    Điện Biên đẩy mạnh chuyển đổi số

    07:00, 18/10/2023

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

    Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

    09:06, 25/10/2023

MAI CHIẾN