Xúc tiến du lịch charter Việt Nam – Fukushima
“Chúng tôi muốn mọi người biết đến Fukushima và tôi mong rằng các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ có những chương trình tour du lịch đến với Fukushima nhiều hơn”.
>>Hải Phòng: Thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Đây là lời chia sẻ của bà Mizano Yasuko – Trưởng Bộ Phận thuộc Phòng Giao lưu sân bay tỉnh Fukushima, Nhật Bản gửi tới các doanh nghiệp du lịch, lữ hành Việt Nam.
Cung đường du lịch kim cương
Bà Mizano Yasuko cho biết, năm nay Fukushima đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và 10 năm kể từ khi bắt đầu chuyến bay charter Việt Nam - Fukishima. Theo đó, các chuyến bay đã được nối lại sau dịch từ Hà Nội và Hồ Chí Minh đến Fukushima đã mở ra cơ hội phát triển du lịch mới giữa hai nước.
Nói về cung đường du lịch kim cương này, bà Mizano Yasuko chia sẻ, Fukushima nằm ở Đông bắc của thủ đô Tokyo, là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 Nhật Bản, nằm ở cực nam vùng Tohoku trên đảo Honshu, cách Tokyo 300km về hướng Bắc. Fukushima có địa hình phong phú, khung cảnh nên thơ với những mặt hồ rộng lớn, những dãy núi phủ tuyết trắng vào mùa đông, hoa anh nào nở hồng vào mùa xuân, vườn trái cây ngọt ngào vào mùa hè và những cung đường uốn lượn trên đồi núi rực sắc đỏ - vàng vào mùa thu. Fukushima là một mảnh đất du lịch đầy sức quyến rũ.
Bà Mizano Yasuko cũng nhấn mạnh: “Không chỉ là địa điểm quyến rũ, Fukushima thu hút sự quan tâm của du khách bởi nơi đây được xem là biểu tượng của sự nỗ lực không ngừng nghỉ cho công cuộc tái thiết sau thảm họa động đất và sự cố hạt nhân”.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay đã có khoảng 210 nghìn khách Việt Nam đến Nhật Bản một con số cao nhất so với tất cả các nước đến Nhật Bản. Các thuê bao chuyến (charter) đến với Fukushima trong 10 năm qua có những điểm đến được nhiều du khách yêu thích.
Đánh giá về cung đường kim cương – du lịch charter Việt Nam đến thẳng Fukushima, bà Vũ Minh Châu – Giám đốc TNHH Dịch vụ và Thương mại Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) nhận định: “Thị trường charter Việt Nam – Fukushima được xem là một cung đường kim cương có nhiều ưu thế. Bên cạnh lượng khách du lịch Việt Nam và sự yêu thích người dân Việt Nam với đất nước Nhật Bản được chứng minh bằng con số vượt đỉnh điểm của thời kỳ hoàng kim của năm 2019 tính từ đầu năm đến nay, thì đường bay thẳng charter – thuê bao nguyên chuyến đưa du khách đến thẳng Fukushima như một làn gió mới cho du lịch của tỉnh”.
Bà Minh Châu nhấn mạnh: “Đối mặt với các sản phẩm du lịch dành cho khách Việt Nam đang dần mòn cũ, không có điểm nhấn mới thì đây được xem là một điểm nhấn mới thông qua việc giữ được điểm đến truyền thống như Tokyo và Núi Phú Sĩ thì còn các điểm đến trải nghiệm mới hơn nữa như Ibaraki, Tochigi… tạo cho du khách nhưng ấn tượng tốt đẹp và sức hấp dẫn mới.”
Cần có sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản
Theo bà Nhữ Thị Ngần – Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà Nội - Hanoi Tourism: “Charter là một trong những hình thức mà các công ty du lịch lữ hành cần quan tâm. Đặc biệt là charter đi Nhật Bản hiện nay không nhiều, chủ yếu là các charter mang tính trọng tâm, phục vụ các mục đích di chuyển đặc biệt. Khai thác các chuyến bay thuê bao nguyên chuyến này là xu hướng tốt mang màu sắc khác lạ và chủ động hơn”.
Theo bà Ngần, charter đi nước ngoài ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và phần lớn tập trung vào các đơn vị lớn. Do đó, charter chuyên tuyến như vậy sẽ là một lợi thế với thị trường đặc biệt là mang lại lợi ích lớn cho khách hàng. Do đó, các công ty du lịch sẽ có xu hướng lựa chọn nhiều hơn.
>>FPT Smart Cloud bắt tay Salto đẩy mạnh chuyển đổi số tại Nhật Bản
>>VCCI mong muốn học hỏi từ "Đạo" kinh doanh Nhật Bản
Tuy nhiên, làm sao để thành công các chương trình này, bà Ngần chỉ rõ các điểm mà các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và bài bản. Bởi theo bà Ngần, Fukushima là điểm đến mới, để làm thành công các doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Cụ thể:
Thứ nhất, charter số lượng lớn khoảng 200 khách trong thời gian ngắn, rủi ro lớn nhất đặt ra là các doanh nghiệp sẽ có thể không lấp đầy chỗ trống cho một chuyến tàu bay.
Thứ hai, sau COVID-19 thì chi tiêu của du khách bị thắt chặt lại. Đặc biệt, Nhật bản là thị trường cao cấp, có mức chi tiêu du lịch cao do đó các công ty du lịch phải có kế hoạch trọng tâm khi khai thác các đường bay charter này.
Bà Nhữ Thị Ngần cho rằng, các doanh nghiệp cần có sự đầu tư cụ thể về nguồn ngân sách tập trung cho thị trường này là bao nhiêu và nguồn lực cần là bao nhiêu khi các doanh nghiệp đã mất nhiều lao động chất lượng cao sau COVID-19. Do đó, việc cần thiết phải đào tạo lại nhân sự trong đó có đào tạo về sản phẩm mới, tuyến điểm mới của Fukushima đến với du khách là tất yếu.
Theo đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược bán ra cụ thể. Phải xây dựng điểm khác biệt và chất lượng cao trong trải nghiệm của du khách so với các sản phẩm truyền thống. Khi du khách nhận được chất lượng tốt và sản phẩm khác lạ thì chắc chắn họ sẽ luôn ưu tiên lựa chọn những dịch vụ này.
“Các doanh nghiệp cần phải bắt tay nhau, phải liên kết để thống nhất về chất lượng sản phẩm cho đường bay charter. Giá trị của việc liên kết này chính là để có thể luôn giữ vững hành trình mới chất lượng nhưng không phải là hành trình giá rẻ. Hơn thế, để charter Fukushima sẽ không bị biến tướng” – Bà Nhữ Thị Ngần nhấn mạnh.
Bà Ngần cho rằng, để thực hiện các chuyến charter Fukushima thành công thì các doanh nghiệp cùng các chính quyền địa phương cần tập trung thông qua các kênh quảng bá để du khách được tiếp cận và đón nhận nhiều hơn về điểm đến. Truyền thông hiện nay mới chỉ tập trung vào các chương trình truyền thông chính nên chưa được rộng rãi. Do đó các doanh nghiệp cần bắt tay nhau nhiều hơn nữa để chương trình này thật sự thành công và bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Công ty khởi nghiệp FLUX của Nhật Bản phát triển nền tảng AI không cần mã
10:33, 23/06/2023
Bình Dương xúc tiến đầu tư tại tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản
10:46, 21/06/2023
FPT Smart Cloud bắt tay Salto đẩy mạnh chuyển đổi số tại Nhật Bản
14:53, 20/06/2023
Hải Phòng: Thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
11:57, 16/06/2023
Nhà đầu tư Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh
02:00, 16/06/2023