TS. Giản Tư Trung: Quản trị bằng văn hóa là tương lai của quản trị
Không một tổ chức nào có thể trở nên độc đáo, lớn mạnh và bền vững mà không quan tâm sâu sắc đến văn hóa và văn hóa tổ chức.
>>>Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng
Nội dung trên được trích trong cuốn sách “ “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA - Cách thức Kiến tạo & Tái tạo Văn hóa Tổ chức” của TS. Giản Tư Trung – Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED vừa ra mắt mới đây.
Cuốn sách “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA - Cách thức Kiến tạo & Tái tạo Văn hóa Tổ chức” là tác phẩm vừa tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn tư liệu, vừa chia sẻ những khái niệm, triết lý, mô hình và phương pháp từ góc nhìn rất riêng của tác giả về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, cũng như về cách thức xây dựng và chuyển đổi văn hóa tổ chức.
Thông qua cuốn sách, TS. Giản Tư Trung cũng mong muốn góp phần cổ vũ và thúc đẩy cho sự phát triển của một phương cách quản trị mới, vừa nhân văn, vừa hiệu quả, đó là “Quản trị bằng Văn hóa / Quản trị bằng Tự trị” (Management by Culture / Management by Self-Mangement).
Bởi lẽ tác giả tin rằng, bên cạnh các phương cách quản trị truyền thống như Quản trị bằng Luật lệ (Mangement by Polices) hay Quản trị bằng Mục tiêu (Management by Objectives) thì Quản trị bằng Văn hóa (Management by Culture) chính là tương lai của quản trị và tương lai của lãnh đạo trong một thế giới đầy biến động và trong một thời đại mà con người ngày càng trở nên độc lập và tự do hơn.
Cuốn sách này có sự tích hợp xuyên suốt từ tinh thần, tư tưởng và triết lý cho đến phương pháp và giải pháp, cũng như có sự kết nối 5 chủ thể văn hóa là cá nhân, bộ phận, tổ chức, kinh thương, và quốc gia.
Đặc biệt, những tư duy và phương pháp cốt lõi về xây dựng và chuyển đổi văn hóa được chia sẻ trong cuốn sách này có tính nguyên lý, nên không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức khác, bao gồm cả trường học, bệnh viện, báo chí, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức phi chính phủ.
Trong sự kiện ra mắt sách, tác giả Giản Tư Trung đã chia sẻ hết sức tâm đắc khi nhắc về lý do bắt đầu cuốn sách. Ông cho biết, khi nhắc đến doanh giới hay cộng đồng doanh nghiệp, chủ đề đầu tiên hiện lên trong đầu ông đó chính là văn hóa. Bởi theo ông, kết quả của giáo dục là văn hóa, kết quả của đào tạo là văn hóa và kết quả của sự học cũng là văn hóa.
“Văn hóa chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của các thành viên trong tổ chức. Mà cách nghĩ, cách sống và cách làm của các thành viên trong tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản trị & hiệu quả kinh doanh của tổ chức”, TS. Giản Tư Trung giải thích thêm về mối quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp và Hiệu quả quản trị.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nhắc đến “Mô hình Kiến trúc Văn hóa Tổ chức”. Theo đó, mô hình đã chỉ rõ “Văn hóa Tổ chức được hợp thành bởi 3 cấu phần văn hóa, đó là Văn hóa Nền tảng, Văn hóa Bản sắc và Văn hóa Học tập. Để có thể kiến tạo một Văn hóa Tổ chức vừa hiệu quả và nhân văn, vừa đậm đà bản sắc riêng thì cần phải tập trung vào Văn hóa Nền tảng và cần phải được vun bồi liên tục bởi Văn hóa Học tập.
Có thể bạn quan tâm