Loạt ngân hàng, doanh nghiệp được nâng xếp hạng tín nhiệm từ Fitch Ratings
Sau công bố nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên BB+, triển vọng "Ổn định", trần tín nhiệm được nới thêm đã giúp thêm nhiều ngân hàng, doanh nghiệp cũng được nâng bậc mới.
>>>Fitch Ratings nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng ổn định
Ngày 14/12, tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings tiếp tục công bố nâng xếp hạng tín nhiệm của một loạt ngân hàng và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, sau quyết định nâng bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên BB+, triển vọng dài hạn "Ổn định" vào ngày 8/12.
Bậc tín nhiệm mới của Vietcombank, VietinBank, Agribank, MB, ACB
Các ngân hàng trong nước được Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm lần này bao gồm: Vietcombank, VietinBank, Agribank, MB, ACB.
Xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) phản ánh cho quan điểm của Fitch Ratings về khả năng hỗ trợ các ngân hàng tốt hơn từ phía nhà nước trong điều kiện cần thiết, theo quan điểm đã được Fitch Ratings nêu trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm Việt Nam ngày 8/12.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của lên mức BB+ từ BB, xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) lên bb+ từ bb, triển vọng xếp hạng trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn (IDR) ở mức ổn định.
Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) lên mức BB+ từ BB, xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) lên bb+ từ bb, triển vọng IDR ở mức ổn định.
Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) lên mức BB+ từ BB, xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) lên bb+ từ bb, triển vọng IDR ở mức ổn định.
Hai ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh được Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm lần này Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
Trong đó, xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của MB được nâng từ BB lên BB+, xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) cũng từ bb lên bb+, triển vọng IDR ở mức ổn định.
ACB có xếp hạng hỗ trợ của chính phủ (GSR) được nâng từ b+ lên lên mức bb-. Xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) ở mức BB-. Triển vọng IDR ổn định.
Nhóm ngân hàng nước ngoài HSBC, ANZ, Standard Chartered
Đối với nhóm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Fitch Ratings đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng bao gồm HSBC, ANZ và Standard Chartered trong đợt này.
Với HSBC Việt Nam, Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) lên ngưỡng BB+ từ mức BB, triển vọng IDR dài hạn lên mức BBB từ BBB-, triển vọng tích cực. IDR ngắn hạn bằng đồng nội tệ của HSBC cũng được nâng lên ngưỡng F2 từ mức F3 và xếp hạng SSR ở ngưỡng bb+ từ bb.
Với Ngân hàng ANZ Việt Nam, Fitch Ratings nâng hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) lên ngưỡng BB+ từ BB, xếp hạng IDR bằng đồng nội tệ dài hạn lên ngưỡng BBB từ BBB-, triển vọng IDR dài hạn ở ngưỡng ổn định. Fitch Ratings nâng xếp hạng IDR bằng đồng nội tệ ngắn hạn của ANZ lên F2 từ F3, xếp hạng SSR lên mức bb+ từ bb.
Với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Fitch Ratings nâng hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) lên ngưỡng BB+ từ BB, xếp hạng IDR bằng đồng nội tệ dài hạn lên ngưỡng BBB từ mức BBB-, triển vọng tích cực. Fitch Ratings nâng xếp hạng IDR bằng đồng nội tệ ngắn hạn lên ngưỡng F2 từ F3 và xếp hạng SSR lên bb+ từ bb.
Trước đó, trong một báo cáo về triển vọng ngành ngân hàng 2024 tại các thị trường mới nổi của khu vực APAC được công bố vào 28/11/2023, Fitch Ratings cho rằng có sự khác biệt về triển vọng đặc biệt rõ rệt giữa lĩnh vực ngân hàng tại các thị trường mới nổi APAC (EM) và các thị trường phát triển (DM).
"Tất cả năm quốc gia mà chúng tôi kỳ vọng sẽ có kết quả hoạt động cải thiện đều là EM: Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Ngược lại, chúng tôi kỳ vọng hiệu quả hoạt động sẽ kém đi ở các DM của Úc và New Zealand, trong đó Trung Quốc là EM duy nhất có triển vọng đang xấu đi".
"Triển vọng ngành ngân hàng của nhiều EM tại APAC nhìn chung được hỗ trợ bởi các dự báo tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của chúng tôi. Tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu vay vốn và hạn chế những tác động tiêu cực tiềm ẩn đến chất lượng tài sản từ lãi suất, mà chúng tôi tin rằng phần lớn đã đạt đỉnh trên toàn khu vực. Các thị trường mà triển vọng ngành (tương đối ngắn hạn) của chúng tôi đang được cải thiện phù hợp tốt với quan điểm của chúng tôi về điểm số môi trường hoạt động ngân hàng (dài hạn), vốn tích cực ở Indonesia và Việt Nam, trong khi điểm số ở Ấn Độ được nâng lên vào năm 2023".
Như vậy, các quan điểm của Fitch Ratings về triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam vẫn có điểm sáng, và cộng hưởng cùng quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc gia, đang tạo ra lợi thế về xếp hạng tín nhiệm cho những ngân hàng nội và cả nhóm ngân hàng nước ngoài nổi bật trên thị trường.
EVN và 6 công ty thành viên; PVN và 3 công ty thành viên vào nhóm nâng bậc tín nhiệm
Fitch Ratings nâng hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 6 đơn vị thành viên của EVN cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và nhóm 3 đơn vị thành viên trực thuộc lên ngưỡng BB+ từ BB, triển vọng ổn định.
Nhóm 6 doanh nghiệp thành viên thuộc EVN bao gồm: Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia (EVNNPT), Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC), Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC), Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) và Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC).
Nhóm 3 doanh nghiệp thành viên của PVN bao gồm: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas), Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
Theo lý giải của Fitch Ratings, quyết định nâng hạng tín nhiệm của loạt ngân hàng và doanh nghiệp lớn của Việt Nam ngày 14/12 có lý do trực tiếp từ quyết định nâng hạng tín nhiệm quốc gia mới được công bố.
Đây cũng là một trong những nguyên do khiến các doanh nghiệp, ngân hàng đặc biệt đón "tin mừng" với xếp hạng tín nhiệm mới BB+, triển vọng dài hạn "Ổn định" của Việt Nam. Bởi các quyết định này không chỉ là minh chứng cho sự ổn định sức khỏe và năng lực tài chính của Việt Nam, với khả năng quản lý các rủi ro, kiểm soát lạm phát, trả nợ công, bội chi... trong kế hoạch; mà còn là điều kiện để các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn nâng bậc tín nhiệm của Fitch Ratings, được xem xét nâng bậc tín nhiệm theo sau, qua đó sẽ dễ dàng huy động vốn và hợp tác cùng các đối tác với vị thế tốt hơn, chi phí tài chính thấp hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nước rút xếp hạng tín nhiệm: Hỗ trợ thúc đẩy tín dụng, cho vay
04:01, 30/10/2023
Nước rút xếp hạng tín nhiệm: Vì sao doanh nghiệp thờ ơ?
11:30, 28/10/2023
Xếp hạng tín nhiệm giúp thị trường vốn quản trị được rủi ro
11:05, 25/10/2023
Nguy cơ Mỹ vỡ nợ, cơ quan xếp hạng tín nhiệm nói gì?
11:54, 29/05/2023
Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm BSR ở mức “triển vọng tích cực”
12:08, 03/10/2023
EVNNPC tiếp tục được xếp hạng tín nhiệm với những triển vọng tích cực
08:57, 06/04/2023
Khuyến khích xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp
05:30, 20/02/2023