Bất động sản phía Nam trầm lắng cuối năm
Không còn mở bán dự án rầm rộ, sức mua thấp khiến nhiều dự án tại TP.HCM phải tạm dừng kế hoạch ra hàng cuối năm.
>>Bất động sản 2024: Nhiều cơ hội vực dậy thị trường
Khu vực Bình Chánh, dự án khu phức hợp đang thực hiện đợt bán cuối cùng với loạt các ưu đãi chiết khấu hấp dẫn cho khoảng 50 căn, nhưng sức mua khá thấp và số lượng sản phẩm tồn kho vẫn đáng kể.
Giao dịch ảm đạm
Tương tự, dự án chung cư tại Q.2 cũ (TP.Thủ Đức) đã triển khai từ 2019, sau khi tái khởi động lại hồi tháng 9 và dự kiến mở bán vào tháng 11. Tuy nhiên, dự án này gặp khó khăn trong việc bán hàng, chỉ bán được 12 căn trong gần 3 tháng.
Bên cạnh đó, một số dự án khác tại khu vực Vành đai 3 (TP.Thủ Đức) cũng phải ngưng bán hàng do sức mua không đạt như kỳ vọng và tiến độ pháp lý của dự án chậm hơn kế hoạch đề ra.
Trong thời gian từ đầu tháng 11 đến nay, chỉ có hai dự án lớn là The Privia của Khang Điền và Akari City của Nam Long (Q.Bình Tân) mở bán và ghi nhận thanh khoản tích cực. Theo sàn môi giới cho biết, hai dự án trên bán được chủ yếu là nhờ vào danh tiếng của chủ đầu tư, giá bán và chính sách thanh toán hấp dẫn, cũng như đối tượng khách hàng chủ yếu mua để ở. Đây là một trong số các dự án hiếm hoi ghi nhận giao dịch tích cực trong khoảng gần 6 tháng trở lại đây.
>>Khơi thông thị trường trái phiếu bất động sản
Ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Asia New Time cho rằng, mặc dù mặc dù giai đoạn khó khăn nhất đã qua nhưng thị trường đang phục hồi rất chậm. Hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở một số dự án có pháp lý đầy đủ và giá bán phù hợp với đa số người mua. Tuy nhiên, ông Tiến lưu ý rằng, "sức khỏe" của doanh nghiệp bất động sản đang giảm dần, để bán được hàng, các chủ đầu tư đang phải đối mặt với nhiều thách thức và phải "căng não" trong quá trình tính toán.
Qua báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy, trong quý IV tại TP.HCM, có khoảng 2.000 - 3.000 sản phẩm nhà ở được mở bán, chủ yếu đến từ các giỏ hàng của dự án cũ được chào bán theo từng giai đoạn tiếp theo. Trong số đó, 53% là các sản phẩm cao cấp và hạng sang, trong khi phần còn lại là các dự án trung cấp với giá bán từ 45 triệu đồng/m2 trở lên.
Dưới đánh giá của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản ghi nhận một số dấu hiệu tăng nhẹ về sức cầu, đặc biệt là tại một số dự án có pháp lý đầy đủ, vị trí thuận tiện và mức chiết khấu hấp dẫn. Tuy nhiên, số lượng dự án này còn rất ít, và vấn đề pháp lý vẫn là rào cản khiến nhiều dự án lỡ hẹn với thị trường. Điều này dẫn đến việc thanh khoản cuối năm dù cải thiện nhưng khó có sự chuyển biến đáng kể về nguồn cung cũng như thanh khoản.
Pháp lý dự án - yếu tố thu hút khách hàng
Trong bối cảnh thị trường vẫn ảm đạm như hiện nay, yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm là tình trạng pháp lý của dự án. Những dự án có pháp lý đầy đủ, được phát triển bởi các chủ đầu tư có uy tín và năng lực, kèm theo đó là các chính sách thanh toán linh động, sẽ giữ vững ưu thế và thu hút sự quan tâm của người mua.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho rằng, hiện nay, thanh khoản trên thị trường chủ yếu tập trung vào một số chủ đầu tư có doanh số bán hàng tốt như Nam Long, Khang Điền, Phú Đông, Bcons... bởi đây là những chủ đầu tư có sản phẩm với lợi thế vượt trội về mặt pháp lý.
Để thu hút lượng lớn khách hàng, đặc biệt vào những tháng cuối năm, những chủ đầu tư này phải có năng lực triển khai dự án. Điều này liên quan đến khả năng kinh tế nội tại, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý, và điều quan trọng nhất là sản phẩm phù hợp túi tiền. Có thể thấy rằng, các chủ đầu tư đều đáp ứng được những điều kiện mà khách hàng quan tâm, do vậy việc bán được sản phẩm là điều dễ hiểu.
Đánh giá về thị trường trong thời gian tới, ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho rằng, thị trường dự báo vẫn còn khó khăn và khó ghi nhận đột biến về thanh khoản. Giao dịch các tháng còn lại của năm sẽ ở mức thấp, phải qua năm 2024 mới có thể đón nhận nhiều điểm tích cực hơn.
Có thể bạn quan tâm