Huyện Văn Lâm (Hưng Yên) như viên ngọc thô đang dần hoàn thiện, hiện tại được xem là giai đoạn thích hợp nhất cho các nhà đầu tư thông thái.
>>Tỉnh Hưng Yên thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại tại Hoa Kỳ
Với nhà đầu tư sành sỏi, đón con sóng quy hoạch được xem là một vấn đề quan trọng. Văn Lâm đang không chỉ có được các lợi thế về vị trí, kết nối, trong tương lai gần, Văn Lâm cũng sẽ chính thức được nâng tầm, đạt đô thị loại IV (khu vực trung tâm huyện cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III); định hướng đến năm 2025, huyện Văn Lâm đạt đô thị loại III; thành phố Văn lâm trở thành trung tâm kinh tế vùng phía Đông Hà Nội.
Một điểm đáng chú ý nữa, huyện Văn Lâm được UBND tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông để tăng khả năng kết nối với Hà Nội, Hải Phòng, phát triển kinh tế toàn diện.
Bên cạnh những ưu ái về vị trí địa lý, chỉ tính riêng 8T/2023, Văn Lâm đã đầu tư 37 công trình giao thông, hoàn thành và đưa vào sử dụng 16 công trình, huyện cũng đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công vành đai 4. Cùng với đó là hàng loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế; công viên cây xanh, điện chiếu sáng,…
Một “bệ phóng” khác đang giúp thị trường bất động sản Hưng Yên cất cánh là mức độ tích tụ kinh tế rất cao. Hiện, Văn Lâm có 8 làng nghề, với hơn 7.700 cơ sở kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 6.000 USD, thuộc top cao nhất cả nước.
Trên thực tế, thời gian gần đây, các nhà đầu tư tiên phong đã nhận biết được tiềm năng to lớn của bất động sản Hưng Yên nói chung, Văn Lâm nói riêng, biểu hiện rõ nét nhất là sự “đột khởi” của thị trường bất động sản.
Đến nay, nguồn thu từ bất động sản đã giữ vai trò quan trọng cho ngân sách địa phương. Lấy ví dụ riêng tại Văn Lâm, năm 2021, tổng thu ngân sách huyện đạt hơn 3.224 tỷ đồng. Năm 2022, huyện Văn Lâm thu 9.359 tỷ ngân sách, đạt 411% kế hoạch do có đóng góp lớn từ nguồn thuế sử dụng đất. Những con số “không biết nói dối” này đã cho thấy tiềm năng lớn của Văn Lâm nói riêng, Hưng Yên nói chung trong việc phát triển thị trường bất động sản và đô thị hoá, hiện đại hóa.
Nhìn nhận về cơ hội của thị trường phía Đông Hà Nội, trong đó có Văn Lâm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, những vùng đô thị như kiểu phía Đông Hà Nội thì sự tăng trưởng về giá, về lợi nhuận đạt khoảng từ 10% - 15% là hoàn toàn có thể đảm bảo được.
>>Hưng Yên: Đẩy nhanh tiến độ dự án Đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội
Cơ hội đón sóng đầu tư
Tại Văn Lâm, dự báo các sản phẩm bất động sản trong khu đô thị được quy hoạch bài bản, hiện đại và đồng bộ sẽ được săn đón. Bởi theo các chuyên gia, sản phẩm nhóm này hội tụ đủ các yếu tố quan trọng nhất tạo nên xu hướng: dự án quy mô, tiện ích đa dạng, quy hoạch bài bản, dự án được phát triển ở khu vực lõi đô thị có trình độ dân trí cao.
Với nhà đầu tư ngoại tỉnh, nhất là nhóm nhà đầu tư Hà Nội, đây là điểm cộng lớn, còn với nhà đầu tư, người dân bản địa, đây sẽ là lần đầu tiên trải nghiệm việc sở hữu bất động sản ở một dự án hiện đại, đẳng cấp, kiến tạo và định hình phong cách sống mới trong một dự án đô thị quy mô. Không chỉ vậy, bất động sản có thể tạo nên giá trị lâu bền (vị trí tốt, pháp lý đầy đủ, quy hoạch động bộ, tiện ích phong phú) sẽ là xu hướng đầu tư tốt trong mọi giai đoạn của thị trường. Đặc biệt là bất động sản có khả năng khai thác cho thuê, mang lại dòng tiền cho chủ sở hữu.
Theo giới chuyên gia, Văn Lâm như một cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối thuận tiện với Thủ đô, hoàn toàn thoả mãn nhu cầu sáng đi, tối về của các chủ nhân bất động sản đang làm việc tại Hà Nội. Thậm chí, nếu so sánh thời gian di chuyển từ thị trấn Như Quỳnh (trung tâm Văn Lâm) về tới trung tâm Hà Nội chỉ vào khoảng 20 phút, thời gian còn nhanh hơn việc di chuyển từ khu vực Hoàng Mai, Hà Đông. Đây chính là lý do, bất động sản Văn Lâm được khách hàng Thủ đô, đặc biệt là người lao động thuộc các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai săn đón.
Gần Thủ đô, là địa phương có thu nhập bình quân đầu người năm 2022 cao nhất cả nước, Văn Lâm sở hữu cho mình nhiều tiềm năng lớn để bứt phá về kinh tế: sở hữu nhiều khu, cụm công nghiệp, hàng chục làng nghề,… Đặc biệt, thị trấn Như Quỳnh đang và sẽ tiếp tục là lõi đô thị hiện đại, tích tụ kinh tế, là trung tâm văn hoá, dịch vụ của cả tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Đây chính là lý do khiến nhiều người tin rằng, chỉ cần sở hữu một bất động sản ở Văn Lâm, nhà đầu tư đã có được 2 trong một, một nơi ở với đầy đủ tiện ích, dịch vụ, như một ngôi nhà ngoại thành. Mặt khác, đáp ứng tốt tiêu chí đi lại, làm việc tại Hà Nội mà không mất quá nhiều chi phí.
Có thể bạn quan tâm
Hưng Yên: Khởi công con đường “động lực” mở liên kết vùng
13:05, 23/11/2023
Tỉnh Hưng Yên thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại tại Hoa Kỳ
02:19, 19/11/2023
Hưng Yên: Đẩy nhanh tiến độ dự án Đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội
01:52, 08/11/2023
Hưng Yên trao chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản
15:05, 28/09/2023
Hưng Yên: Mở không gian động lực mới để thu hút vào các khu công nghiệp
01:51, 24/07/2023
Hưng Yên đón đầu xu hướng đầu tư
09:30, 12/06/2023
Hưng Yên: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai
11:34, 10/06/2023