Sự bình đẳng trong đối xử
Để duy trì sự cân bằng giữa hai thế hệ trong một doanh nghiệp gia đình là một thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội.
>>Văn hoá trở thành "tài sản đặc trưng" của doanh nghiệp gia đình
Nếu ví một doanh nghiệp như ngôi nhà thì con người là nền móng tạo nên sự vững bền của ngôi nhà ấy. Và bố tôi thường nói: sự bình đẳng trong đối xử là chìa khóa để thể hiện sự tôn trọng giữa các thế hệ trong doanh nghiệp cũng như với những nhân viên khác tại công ty. Sự nhắc nhở và trao đổi thông tin giữa các thế hệ cũng rất quan trọng để duy trì sự đồng thuận và phát triển bền vững cho doanh nghiệp gia đình.
Tiếp nối giá trị truyền thống
Nhiều người có quan điểm rằng thế hệ kế cận trong doanh nghiệp gia đình chỉ là những người thừa hưởng, những người đã được “bày cỗ sẵn”. Tuy nhiên, đối với tôi, là một thế hệ kế cận phải đối mặt với không ít áp lực và khó khăn riêng biệt, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng hiện nay khi áp lực lớn từ thị trường, sự biến động của thị trường tài chính, cũng như những rủi ro mà không thể dự đoán được.
Để giảm thiểu rủi ro và khai thác những cơ hội tích cực, chúng tôi - những người thuộc thế hệ F2, luôn lắng nghe và học hỏi từ những bài học và kinh nghiệm của bậc ông cha. Chúng tôi rút ra những điều cơ bản và quan trọng từ những câu chuyện đã trải qua của doanh nghiệp gia đình, tích lũy và chú trọng đến những giá trị của doanh nghiệp. Đồng thời, phải áp dụng những giá trị và kinh nghiệm đó để sáng tạo và đổi mới, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại.
Chúng tôi hiểu rằng việc không ngừng trau dồi kiến thức cá nhân và đào tạo thế hệ trẻ cũng là một yếu tố rất quan trọng - đó là trách nhiệm của những người kế cận để giữ cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những đồng đội trẻ, tạo ra sự đồng hành và kế cận tiếp theo.
Để duy trì, giao thoa giữa giá trị truyền thống và sự thay đổi linh hoạt trong thời đại hiện đại là một điều rất quan trọng trong doanh nghiệp.
Thế hệ chúng tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm giữ vững và phát triển doanh nghiệp, vì vậy việc đầu tiên là phải tôn trọng và giữ gìn những giá trị mà cha ông để lại. Phải từ nền tảng cơ sở hạ tầng và kiến thức mà thế hệ trước truyền đạt, thế hệ sau mới phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn.
Là người được đào tạo chuyên nghiệp, tôi nhận ra rằng doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một quãng thời gian dài phát triển trong nền kinh tế thị trường, các thế hệ cha ông - những người đã làm nên lịch sử cũng đến giai đoạn chuyển giao sau những nỗ lực nhiều năm cuộc đời. Là thế hệ F2, tôi cảm nhận được trách nhiệm lớn hơn và áp lực nặng nề hơn để duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Tôi cho rằng người kế thừa phải đầu tư vào việc nâng cao năng lực cá nhân và đồng hành cùng “đồng đội”, từ những bài học của cha ông, áp dụng những bí quyết kinh doanh và cách thức đã được kiểm chứng để đưa doanh nghiệp phát triển vững vàng trong thời đại hiện đại.
Ngoài ra, sự thành công của thế hệ F2 cũng đòi hỏi sự đổi mới liên tục, với tư duy quản trị doanh nghiệp tiến bộ, hiện đại. Thế hệ chúng tôi phải hiểu rõ về tài chính, quản trị rủi ro, marketing thời đại 4.0, cũng như hành vi tiêu dùng và phân khúc khách hàng. Tôi tự tin rằng với những giá trị truyền thống được kế thừa và kiến thức hiện đại thì thế hệ sau sẽ có đủ năng lực và sự trưởng thành để ổn định và phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững hơn.
Cân bằng giữa hai thế hệ
Để duy trì sự cân bằng giữa hai thế hệ trong một doanh nghiệp gia đình cũng là một thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội. Đối với tôi, có hai giá trị quan trọng trong quá trình này.
Thứ nhất, phải tôn trọng giá trị truyền thống và kinh nghiệm tích lũy từ bậc cha ông. Những người tiền bối đã trải qua nhiều thăng trầm, vượt qua khó khăn để đưa doanh nghiệp đến vị thế thành công. Vì vậy, tôn trọng những giá trị này là cơ sở để hiểu rõ hơn về quá khứ, học hỏi từ những bài học và trân trọng công sức của gia đình.
Thứ hai, cần phải có quản trị tiến bộ và sự thích ứng. Sự đổi mới liên tục của xã hội hiện đại yêu cầu phải đưa doanh nghiệp vào các hệ thống quản trị hiện đại, áp dụng công nghệ và đào tạo nhân sự để nâng cao chất lượng và hiệu suất. Thế hệ F2 chúng tôi thường nhìn nhận doanh nghiệp với góc độ này, tìm kiếm cơ hội cải thiện và sự phát triển bền vững.
Từ đó, yêu cầu quan trọng nhất là khả năng giao tiếp và có tiếng nói chung giữa hai thế hệ. Tất nhiên sẽ không tránh khỏi khi có những ý kiến đối lập, chúng tôi phải ngồi lại, tìm ra điểm chung và đưa ra quyết định tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ chúng tôi luôn kỳ vọng nhận sự tin tưởng và thấu hiểu từ thế hệ cha ông, được trao cơ hội để thể hiện bản thân và đóng góp mới trong sự phát triển của doanh nghiệp. Sự hỗ trợ và khuyến khích của thế hệ trước chắc chắn sẽ tạo nên một môi trường làm việc tích cực và đầy động lực, thành quả trong một doanh nghiệp gia đình.
Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu:
- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói; có tình cảm gắn bó gần gũi với con cháu.
- Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy bảo con cháu khi con cháu còn nhỏ; khi con, cháu không có khả năng tự nuôi sống, chăm sóc bản thân.
- Trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu thực hiện lối sống văn hóa, ý thức công dân, giữ gìn nền nếp, gia phong.
Nguồn: Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình
Có thể bạn quan tâm
Món quà sức khỏe và những điều ngọt ngào mang tên gia đình ngày Tết
12:21, 21/12/2023
Văn hoá trở thành "tài sản đặc trưng" của doanh nghiệp gia đình
22:13, 05/11/2023
Doanh nghiệp gia đình phát huy tinh thần dân tộc
21:55, 05/11/2023
Hàng không châu Á thống trị bảng xếp hạng “thân thiện với gia đình”
05:05, 05/11/2023