Doanh nghiệp bán lẻ thích ứng với xu thế tiêu dùng hiện đại
Các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với bài toán chi phí và bình ổn giá để giữ chân khách hàng trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu.
>>>Doanh nghiệp bán lẻ vận động thích ứng với thị trường
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm nay tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của PwC về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023 cho thấy, có đến 62% người dùng lựa chọn cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Con số này lần lượt là 72% tại Đông Nam Á và 69% trên toàn cầu.
Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức và biến động, buộc doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với bài toán chi phí và bình ổn giá trong kinh doanh để giữ chân khách hàng.
Trong khi một số mặt hàng đẩy mạnh khuyến mại, tặng quà hấp dẫn nhưng người tiêu dùng vẫn bình tâm thì dòng sản phẩm thiết yếu, thiết thực vẫn có sức tiêu thụ tốt và chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách chi tiêu của mỗi hộ gia đình, trở thành trụ đỡ cho ngành bán lẻ. Qua đó, góp phần đưa thị trường bán lẻ nội địa trở thành một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Dại diện nhiều nhãn hàng nhấn mạnh: thời gian qua ghi nhận sự biến đổi liên tục trong về hành vi mua bán của người tiêu dùng. Sự thay đổi này đã thúc đẩy doanh nghiệp chủ động chuyển đổi, tối ưu hóa các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, khuyến khích sáng kiến công nghệ và xanh hóa, đem đến trải nghiệm mới cho người tiêu dùng.
Sự chuyển đổi cũng diễn ra trên nhiều mặt, từ phương thức bán hàng, vận hành, quản lý. Theo đó, doanh nghiệp đẩy mạnh cơ cấu hoạt động, số hoá, kiểm soát chi phí để tối ưu lợi nhuận, hướng tập trung phát triển theo chiều sâu, tối ưu chi phí vận hành cửa hàng, tồn kho, danh mục hàng hóa… và quan tâm nhiều hơn đến những nhu cầu thiết yếu, trải nghiệm của khách hàng.
Đáng chú ý, 83,3% số doanh nghiệp bán lẻ tham gia khảo sát của Vietnam Report gần đây cho biết dự kiến tăng phân bổ ngân sách cho marketing kỹ thuật số, quản trị quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Với việc đẩy mạnh ưu tiên công nghệ mới, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo độ nhận diện thương hiệu cao hơn, tạo ấn tượng tích cực và tăng niềm tin từ phía khách hàng.
Từ kết quả đánh giá của người tiêu dùng, tại Ngày hội Tin Dùng, đã có 6 sản phẩm được vinh danh sản phẩm ấn tượng năm 2023 và 50 sản phẩm dịch vụ Tin Dùng được bình chọn theo 5 nhóm ngành là chăm sóc sức khỏe dịch vụ nghỉ dưỡng; ngân hàng tài chính, bảo hiểm, chứng khoán; nông sản thực phẩm đồ uống; vật liệu xây dựng, nội - ngoại thất, đồ gia dụng và sản phẩm, dịch vụ công nghệ. Kết quả bình chọn khẳng định, thích ứng kịp thời và tìm kiếm hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường luôn là bí quyết giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển.
Theo nhận định, dù đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức trước mắt nhưng về dài hạn, dư địa phát triển của ngành bán lẻ ngày càng rộng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Thấy gì từ lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ chạm đáy?
16:30, 14/07/2023
Doanh nghiệp bán lẻ khôi phục đà tăng trưởng
04:00, 10/05/2023
Lạm phát thách thức doanh nghiệp bán lẻ
03:10, 09/02/2023
Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19
04:00, 08/12/2022
Doanh nghiệp bán lẻ chật vật trong bão dịch
12:59, 30/08/2021
Doanh nghiệp bán lẻ "khó trăm bề"
11:37, 23/08/2021
Tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số
03:06, 06/07/2021
Doanh nghiệp bán lẻ "chuyển dịch" theo xu hướng tiêu dùng mới
02:00, 25/11/2020